Quản trị công nợ phải thu của khách hàng

Một phần của tài liệu bài tập lớn hoạch định tài nguyên doanh nghiiệp (Trang 28 - 29)

Công nợ phải thu là một trong những phần quan trọng nhất của một công ty. Kiểm soát được luồng tiền của mình đang nằm chi tiết ở đâu, khu vực nào, thị trường nào… là nhu cầu thiết yếu của nhà quản trị công ty ở mọi cấp. Nội dung quản trị công nợ phải thu của công ty cần giải quyết các vấn đề sau:

- Kiểm soát nhật ký hóa đơn ( trực tiếp hoặc từ module bán hàng chuyển lên). - Kiểm soát nhật ký thanh toán thu tiền Khách hàng.

- Theo dõi công nợ KH tổng hợp, chi tiết và dự báo thu hồi công nợ.

- Nhắc nợ và tính toán phạt công nợ quá hạn. Hệ thống nhắc nợ có thể được hỗ trợ bởi mail, tin nhắn SMS, thư nhắc nợ trực tiếp, hoặc qua thông báo nợ khách hàng. - Kiểm soát các khoản trả trước, các khoản ký quỹ của Khách Hàng.

- Thanh toán tự động hoặc khấu trừ công nợ.

- Các báo cáo liên quan đến công nợ phải thu: Bảng cân đối chi tiết các khoản nợ phải thu; Bảng tập hợp các khoản phải thu; Báo cáo tổng hợp các khoản phải thu; - Các báo cáo thuế- doanh thu theo khách hàng; Báo cáo thuế - doanh thu theo hoá đơn; Báo cáo tổng hợp thuế - doanh thu; Bảng cân đối tổng hợp các khoản phải thu; - Bảng kê hoá đơn theo tài khoản; Bảng kê hoá đơn không phát sinh thanh toán;Bảng kê hoá đơn phát sinh thanh toán; Báo cáo tổng hợp bán hàng; Nhật ký bán hàng; Sổ chi tiết thanh toán khách hàng; Báo cáo chi tiết công nợ phải thu; Theo dõi công nợ; Kiểm kê công nợ các tài khoản; Biên bản đối chiếu công nợ; Bảng theo dõi công nợ bán hàng;Báo cáo lịch trả nợ ( Công nợ phải thu); Bảng kê xác nhận đối chiếu công nợ phải thu; Biểu chi tiết tình hình công nợ khó đòi; Theo dõi công nợ khách hàng đặt hàng phải được xây dựng đầy đủ đảm bảo cung cấp thông tin đa chiều về công nợ phải thu của khách hàng và các yêu cầu quản trị khách hàng.

Giải pháp ERP cho giải pháp bán hàng đảm bảo được các yêu cầu chi tiết của giải pháp đề ra ở trên sẽ giúp công ty kiểm soát được tốt nhất đầu ra của công ty của

mình, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường và chủ động tối đa trong các chiến lược phát triển của mình.

5.4.Giải pháp nguồn nhân lực, tiền lương

a. Mục đích

Một phần của tài liệu bài tập lớn hoạch định tài nguyên doanh nghiiệp (Trang 28 - 29)