Thuật toán sinh kế tiếp

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập trình (Trang 32 - 35)

Phương pháp sinh kế tiếp dùng để giải quyết bài toán liệt kê của lý thuyết tổ hợp. Thuật toán sinh kế tiếp chỉđược thực hiện trên lớp các bài toán thỏa mãn hai điều kiện sau:

ƒ Có thể xác định được một thứ tự trên tập các cấu hình tổ hợp cần liệt kê, từ đó xác định được cấu hình đầu tiên và cấu hình cuối cùng.

ƒ Từ một cấu hình bất kỳ chưa phải là cuối cùng, đều có thể xây dựng được một thuật toán để suy ra cấu hình kế tiếp.

Tổng quát, thuật toán sinh kế tiếp có thểđược mô tả bằng thủ tục genarate, trong đó

Sinh_Kế_Tiếp là thủ tục sinh cấu hình kế tiếp theo thuật toán sinh đã được xây dựng. Nếu cấu hình hiện tại là cấu hình cuối cùng thì thủ tục Sinh_Kế_Tiếp sẽ gán cho stop giá trịtrue, ngược lại cấu hình kế tiếp sẽđược sinh ra.

Procedure generate{

<Xây dựng cấu hình ban đầu>; stop =false;

while (! stop) {

<Đưa ra cấu hình đang có >; Sinh_Kế_Tiếp;

} }

Dưới đây là một ví dụđiển hình minh họa cho thuật toán sinh kế tiếp.

Bài toán liệt kê các tập con của tập n phần tử

Một tập hợp hữu hạn gồm n phần tử đều có thể biểu diễn tương đương với tập các số

tự nhiên 1, 2, . . . n. Bài toán được đặt ra là: Cho một tập hợp gồm n phần tử X = { X1, X2, . ., Xn }, hãy liệt kê tất cả các tập con của tập hợp X.

Để liệt kê được tất cả các tập con của X, ta làm tương ứng mỗi tập Y⊆ X với một xâu nhị phân có độ dài n là B = { B1, B2, . . , Bn } sao cho Bi = 0 nếu Xi∉ Y và Bi = 1 nếu Xi∈

Y; như vậy, phép liệt kê tất cả các tập con của một tập hợp n phần tử tương đương với phép liệt kê tất cả các xâu nhị phân có độ dài n. Số các xâu nhị phân có độ dài n là 2n. Bây giờ ta đi xác định thứ tự các xâu nhị phân và phương pháp sinh kế tiếp.

Nếu xem các xâu nhị phân b = { b1, b2, . . , bn } như là biểu diễn của một số nguyên dương p(b). Khi đó thứ tự hiển nhiên nhất là thứ tự tự nhiên được xác định như sau:

Ta nói xâu nhị phân b = { b1, b2, . . , bn } có thứ tự trước xâu nhị phân b’ = { b’1, b’2, . . , b’n } và kí hiệu là b<b’ nếu p(b) < p(b’). Ví dụ với n= 4: chúng ta có 24 = 16 xâu nhị phân (tương ứng với 16 tập con của tập gồm n phần tử) được liệt kê theo thứ tự từđiển như sau:

b p(b) 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 2 0 0 1 1 3 0 1 0 0 4 0 1 0 1 5 0 1 1 0 6 0 1 1 1 7 1 0 0 0 8 1 0 0 1 9 1 0 1 0 10 1 0 1 1 11 1 1 0 0 12 1 1 0 1 13 1 1 1 0 14

Từđây ta xác định được xâu nhị phân đầu tiên là 00. .00 và xâu nhị phân cuối cùng là 11..11. Quá trình liệt kê dừng khi ta được xâu nhị phân 1111. Xâu nhị phân kế tiếp là biểu diễn nhị phân của giá trị xâu nhị phân trước đó cộng thêm 1 đơn vị. Từđó ta nhận được qui tắc sinh kế tiếp như sau:

Tìm chỉ số i đầu tiên theo thứ tự i = n, n-1, . ., 1 sao cho bi = 0.

Gán lại bi = 1 và bj = 0 với tất cả j>i. Dãy nhị phân thu được là dãy cần tìm

Thuật toán sinh xâu nhị phân kế tiếp

void Next_Bit_String( int *B, int n ){ i = n; while (bi ==1 ) { bi = 0; i = i-1; } bi = 1; }

Sau đây là văn bản chương trình liệt kê các xâu nhị phân có độ dài n:

#include <stdio.h> #include <alloc.h> #include <stdlib.h> #include <conio.h> #define MAX 100 #define TRUE 1 #define FALSE 0 int Stop, count; void Init(int *B, int n){

int i;

for(i=1; i<=n ;i++)

B[i]=0;

count =0; }

void Result(int *B, int n){ int i;count++; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

printf("\n Xau nhi phan thu %d:",count); for(i=1; i<=n;i++)

printf("%3d", B[i]); }

void Next_Bits_String(int *B, int n){ int i = n;

while(i>0 && B[i]){

} if(i==0 ) Stop=TRUE; else B[i]=1; }

void Generate(int *B, int n){ int i; Stop = FALSE; while (!Stop) { Result(B,n); Next_Bits_String(B,n); } } void main(void){ int i, *B, n;clrscr();

printf("\n Nhap n=");scanf("%d",&n); B =(int *) malloc(n*sizeof(int)); Init(B,n);Generate(B,n);free(B);getch(); }

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập trình (Trang 32 - 35)