Để các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có thể phát huy hiệu quả tối đa trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, cũng như hạn chế tốt nhất những tác động tiêu cực của mình, trong thời gian tới HĐBA cần chú ý tới một số vấn đề sau khi quyết định và thi hành các biện pháp này.
Thứ nhất, HĐBA cần đánh giá một cách khách quan tình hình thực tế, xác định mức độ đe dọa của tình hình đối với hòa bình và an ninh quốc tế, mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Điều nay rất quan trọng, bởi nếu không xác định được chính xác thời điểm áp dụng, mức độ áp dụng các biện pháp rừng phạt phi vũ trang không những không phát huy được hiệu quả của mình mà còn gây ra những tác động tiêu cực khó lường. Bên cạnh đó, khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng này, HĐBA cần đặt chúng trong mối tương quan với các biện pháp khác để lưah chọn phương án giải quyết thích hợp nhất nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của chúng đối với cuộc sống của những dân thường vô tội.
Thứ hai, Hội đồng Bảo An cũng nên nghiên cứu những quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi những tổ chức quốc tế khu vực, qua đó học hỏi những điểm tiến bộ cũng như tránh những thiếu xót không đáng có, đồng thời kết hợp những kinh nghiệm của mình để có thể đưa ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế các biện pháp trừng phạt phi vũ trang trong tương lai. Những nguyên tắc này có thể là những nguyên tắc trong việc xác định mức độ của một hành vi trong việc đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Nguyên tắc trong việc thu thập và đánh giá các thông tin báo cáo trong quá trình triển khai các biện pháp trừng phạt phi vũ trang,…
Thứ ba, khi quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, quyền lợi và nghĩa vụ của quốc gia thứ ba với vai trò là quốc gia láng giềng,
quốc gia là đối tác kinh tế quan trọng của quốc gia mục tiêu cũng cần đưa ra xem xét một cách thích đáng. Cụ thể, cần có những dự tính nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng gia tăng đối với quốc gia thứ ba, bên cạnh đó cần thiết phải có những chính sách cụ thể ưu tiên, hỗ trợ đối với các quốc gia này. Điều này có ý nghĩa trên nhiều phương diện, do một khi được xem xét một cách hợp lý và thỏa đáng, các quốc gia thứ ba sẽ tích cực đóng góp vào quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt và sẽ trở thành kênh thông tin đáng tin cậy trong việc cup cấp các số liệu giúp đánh giá chính xác hiệu quả thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.
Thứ tư, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên với nhau và với Liên Hợp Quốc trong quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang. Cụ thể, các nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ về quá trình triển khai các biện pháp trừng phạt, sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia nhằm mục đích thi hành các biện pháp trừng phạt cũng như những ảnh hưởng bắt nguồn từ việc thi hành các biện pháp này. Điều này không những giúp kiểm soát quá trình thực thi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang theo đúng những mục tiêu đặt ra ban đầu mà còn giúp các quốc gia có những động thái tích cực trong việc hỗ trợ lẫn nhau nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ năm, vẫn tiếp tục xây dựng những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả, khách quan, độc lập trong hoạt động giám sát của các nhóm chuyên gia đối với việc thi hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.