Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và có lãi, mọi người sản xuất đều phải tìm làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên, sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra thành người giàu và người nghèo. Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân làm thuê.
Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Chúng ta cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Câu 5 tiền tệ là gì ? trình bày chức năng cơ bản của tiền tệ
1. tiền tệ là :
2. chức năng cơ bản của tiền tệ. a. làm thước đo giá trị
- tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác - để thực hiện chức năng này chỉ cần có một lượng tiền tưởng tượng
không nhất thiết phải có tiền mặt
- giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa
- đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn giá cả.
b. phương tiện lưu thông
- tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa
+ khi tiền chưa xuất hiện : trao đổi trực tiếp H – H
+ khi tiền xuất hiện : quá trình trao đổi tiền làm trung gian H - T – H Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng…)
- các loại tiền :
+ với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén.
+ tiền đúc : là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định được dùng làm phương tiện lưu thông
+ tiền giấy : là dấu hiệu của tiền tệ buộc phải thừa nhận do nhà nước phát hành
c. phương tiện cất giữ
- tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng
- các hình thức cất giữ : + cất giấu
+ gửi ngân hàng
- chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng, bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này
d. phương tiện thanh toán
- tiền làm chức năng phương tiện thanh toán tức nó được dùng để chi trả sau khi công việc hình thành như :
+ trả tiền mua hàng chịu + trả nợ
+ nộp thuế
- khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới : tiền tín dụng, hình thức chủ yếu của tiền tín dụng là giấy bạc ngân hàng. Tiền tín dụng phát hành từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền. mặt khác tiền tín dụng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng và các hình thức của tiền càng phát triển. ví dụ hiện nay trên thế giới xuất hiện tiền điện tử.
e. tiền tệ thế giới
khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới ra đời.
- thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ : + phương tiện lưu thông mua bán hàng hóa
+ phương tiện thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính
+ Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác
- làm chức năng tiền tệ thế giới thì phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
câu 6 tư bản là gì? Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Tư bản là : Tư bản là phần giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản
bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Tư bản là một quan hệ sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa tư sản và vô sản.
Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của Tư bản
- Công thức chung của tư bản là T-H-T'.thoạt nhìn vào công thức chung của tư bản,người ta có cảm giác giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu thông nhưng thực ra không phải vậy.
- Trong lưu thông thuần túy,dù diễn ra ở bất kì hình thức nào,kể cả việc mua rẻ bán đắt,cũng không làm tăng thêm giá trị,không tạo ra giá trị thặng dư.Chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị trong xã hội.bởi vì nếu mua rẻ thứ này thì phải mua mắc thứ khác.bán mắc thứ này phải bán rẻ thứ khác.vì tổng số lượng hàng hóa và tiền tệ trong toàn xã hội ở một thời điểm nhất định là 1 số không đổi.nhưng không có lưu thông thì không thể tạo ra giá trị thặng dư được.Mâu thuẫn công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông để ra,nhưng lại thư được qua lưu thông.
- Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung là nhà tư bản phải mua một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư đó là hàng hóa sức lao động
Câu 7 tại sao nói ‘hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản ?