Thực hiện những quy định chung theo sự điều chỉnh của Basel II Tăng cường công tác quản trị rủi ro
Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm NHTM có định hướng đầu tư một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
Phối hợp các ban ngành liên quan để hoàn thiện hệ thống kế toán theo thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam đang trọng giai đoạn mở cửa hội nhập, dẫn đến việc tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, ngành tài chính ngân hàng phát triển đáng kể, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế, xã hội nước nhà. Tuy nhiên, đặc thù của hoạt động ngân hàng là vì lợi nhuận, mà lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Vì thế, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là một vấn đề được chú trọng.
Tìm hiểu về hoạt động ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế, tác giả nhận thấy một số điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Với quy mô mức vốn trung bình, và đối tác góp vốn nước ngoài, ngân hàng TMCP Quốc Tế có nhiều điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động và có nhiều thuận lợi trong đổi mới công tác quản trị, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu từ giao dịch phi tập trung sang giao dịch tập trung, rủi ro tác nghiệp đang tiềm ẩn khá cao. Mô hình giao dịch tập trung đi vào hoạt động với mục tiêu chuyên môn hóa các bộ phận, đưa các bộ phận riêng rẽ về hội sở, tại các chi nhánh, phòng giao dịch chỉ tập trung chủ yếu ở mảng kinh doanh. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay, rủi ro trong hoạt động kinh doanh luôn rình rập các tổ chức tài chính. Để chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro, ngân hàng TMCP Quốc Tế nên chủ động áp dụng các biện pháp nhanh và kịp thời. Ví dụ như đối với rủi ro thị trường, ngân hàng nên đưa vào các sản phẩm phái sinh nhiều hơn nữa. Riêng đối
nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, ban lãnh đạo cần xem xét đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ tình hình cho vay, để phòng và giảm được tối thiểu tình hình nợ xấu, đáp ứng được các yêu cầu về tỷ lệ cho vay của NHNN.
Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro cho VIB nói chung và VIB Cầu Giấy nói riêng. Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.