ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I.Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
II. Một số giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường chứngkhoán Việt Nam khoán Việt Nam
- Tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho nền kinh tế.
- Tăng cường cơ chế quản lí, giám sát công bố thông tin trên thi trường, có chế tài đủ mạnh đối với các công ty cổ phần tham gia TTCK để tạo ra một môi
trường minh bạch giúp các nhà đầu tư có thể ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, chính xác. Song hành với đó là tăng cường năng lực quản lí, giám sát của cơ quan quản lí nhà nước, tiến tới thanh lập một ủy ban giám sát trong lĩnh vực này
- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lí cho thị trường, thiết lập một môi trường ổn định, đồng bộ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đẩy manh công tác thanh tra , kiểm tra và xử phạt thích đáng với các hành vi vi phạm
- Tăng cường minh bach hóa và công khai các hoạt động doanh nghiệp, áp dụng các chuẩn mực về thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty, kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng và khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia TTCK.
- Để TTCK Việt Nam phát triển tốt, cần tạo thêm nhiều hàng hóa có chất lượng cho thị trường. Chính phủ Việt Nam nên có các hình thức khuyến khích để giúp các công ty lên sàn. Để phát triển cung chứng khoán, cần cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, các tổn g công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước, mở rộng việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng, đẩy mạnh việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu, mở rộng các hình thức phát hành, cải tiến phương thức phát hành trái phiếu theo lô lớn… - Xây dựng và công bố lộ trình mở cửa đối với nhà đâu tư nước ngoài tham gia
TTCK phù hợp với luật đầu tư và các cam kết với WTO. Lộ trình này cần được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp quy khi có sự thay đổi càn thiết
- Tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích
hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với TTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn. - Tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua các chính sách khuyến khích có hiệu quả. Các quy định liên quan đến tham gia TTCK có yếu tố nước ngoài cần giảm thiểu các thủ tục hành chính không đáng có, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng quản lí, giám sát
- Thực hiện các giải pháp” tăng cung-kích cầu”: Cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước…Về cơ cấu đầu tư: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư trong đó các nhà đầu tư có tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho thị trường chứng khoán
- Cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi đợt phát hành chứng khoán ra công chúng để huy đông vốn sản xuất kinh doanh. Điều quan trọng của một đợt phát hành cần có là dự án thật sự và khả thi, đồng thời phải có trước “con số mục tiêu”, mà cụ thể là quy mô vốn cần huy động là bao nhiêu với kế hoạch sử dụng vốn cụ thể.
KẾT LUẬN
Có thể nói trong hoàn cảnh hiện nay khó khăn đến với doanh nghiệp từ mọi hướng. Dù huy động vốn từ ngân hàng hay phát hành cổ phiếu,trái phiếu thì đều có những
khó khăn và lợi ích riêng. Hơn hết doanh nghiệp cần phải có chiến lược sử dụng vốn hiệu quả ngay từ bản thân doanh nghiệp. Vì nếu không có chiến lược quản trị vốn tốt thì dù huy động được vốn thì vẫn không thể tạo ra được lợi nhuận tối đa từ nguồn vốn huy động được. Vì vậy trước khi nghĩ đến phương án huy động từ bên ngoài ,doanh nghiệp cần nhìn nhận lại cấu trúc vốn và có chiến lược sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn trong tay mình.