Giải thuật chọn đường bên trong khu vực Giải thuật chọn đường liên khu vực

Một phần của tài liệu Tài liệu thiết kế cài đặt mạng (Trang 44 - 45)

ƒ Giải thuật chọn đường trạng thái nối kết - Giải thuật véctơ khoảng cách.

5.4.4.1 Giải thuật chọn đường tĩnh - Giải thuật chọn đường động

ƒ Giải thuật chọn đường tĩnh (static routing): Bảng chọn đường được cập nhật

bởi nhà quản trị mạng. Hình thức này chỉ phù hợp cho các mạng nhỏ, có

hình trạng đơn giản, ít bị thay đổi. Nhược điểm của loại này là không cập nhật kịp thời bảng chọn đường khi hình trạng mạng bị thay đổi do gặp sự cố

vềđường truyền.

ƒ Giải thuật chọn đường động (dynamic routing): Router tự động tìm kiếm

đường đi đến những điểm khác nhau trên mạng. Loại này thích hợp cho các

mạng lớn, hình trạng phức tạp. Nó có thể ứng phó kịp thời với những thay

đổi về hình trạng mạng

5.4.4.2 Giải thuật chọn đường một đường - Giải thuật chọn đường nhiều

đường

ƒ Giải thuật chọn đường một đường (single path): Tồn tại một đường đi đến một đích đến trong bảng chọn đường.

ƒ Giải thuật chọn đường nhiều đường (multi path): Hỗ trợ nhiều đường đi đến cùng một đích đến, nhờđó tăng được thông lượng và độ tin cậy trên mạng.

5.4.4.3 Giải thuật chọn đường bên trong khu vực - Giải thuật chọn đường liên khu vực khu vực

Một số giải thuật chọn đường xem các router đều cùng một cấp. Các router có vai

Hình 5.5 – Mạng cấu trúc phẳng và mạng phân cấp

Tuy nhiên, trong các mạng lớn người ta thường xây dựng mạng theo kiểu phân cấp.

Ở đó các máy tính lại nhóm lại với nhau thành những vùng tự trị (Autonomous System) và

có sự phân cấp các router. Các router bình thường (Normal Router) đảm nhiệm việc vạch

đường bên trong một Autonomous System. Công việc vạch đường giữa các autonomous

system thì được giao về cho các router nằm ở đường trục (Backbone router).

Một autonomous system là một tập hợp các mạng và các router chịu sự quản lý duy

nhất của một nhà quản trị mạng. Ví dụ là mạng của một công ty, một trường đại học hay mạng đường trục của một quốc gia.

Việc phân cấp các router thành hai loại dẫn đến có hai loại giải thuật chọn đường:

Giải thuật chọn đường bên trong vùng (Intradomain hay Interior Protocol) và liên vùng

(Interdomain hay Exterior protocol). Ví dụ:

ƒ Một số giải thuật chọn đường bên trong vùng:

o RIP: Routing Information Protocol

o OSPF: Open Shortest Path First

o IGRP: Interior Gateway Routing Protocol (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ƒ Một số giải thuật chọn đường liên vùng:

o EGP: Exterior Gateway Protocol

o BGP: Boder Gateway Protocol

Một phần của tài liệu Tài liệu thiết kế cài đặt mạng (Trang 44 - 45)