3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu hữu
Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là của địa chủ quan liêu và đại bộ phận là của địa chủ bình dân. Ruộng tư không phải nộp tô cho nhà nước, nhà nước thừa nhận nhưng không khuyến khích
loại ruộng này. Bộ luật nhà Lê, nhất là chương Điền sản đã nói đến các thủ tục làm văn tự khế ước trong vấn đề chuyển nhượng, tranh chấp, kiện tụng hoặc kế thừa về ruộng đất.
Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việ nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một quá trình tư hữu hóa không tự nhiên, không được nhà nước khuyến khích, nên đã dẫn đến những tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất…dẫn đi tới tình trạng khủng hoảng ruộng đất.
Ruộng đất tư hữu: phát triển từ những thế kỉ trứơc, đến thế kỉ XV, có điều kiện ngày càng mở rộng. Trong bộ phận này có ba loại:
• Ruộng của nông dân tư hữu
• Ruộng của địa chủ
• Một số ít điền trang
Sự gia tăng của hàng ngũ quan lại góp phần làm cho bộ phận ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng phát triển, trong lúc đó các điền trang ngày càng thu hẹp lại. Theo đà phát triển chung, ruộng đất tư hữu của giai cấp địa chủ ngày càng lấn át ruộng đất công. Giai cấp địa chủ nhân đó lũng đoạn quyền hành ở làng xã, ra sức bóc lọt đối với nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất. Còn chế độ sở hữu ruộng đất công của nông dân tiểu tư hữu chỉ có tính chất nhỏ bé của những người nông dân lao động.
3.1.1. Về mua bán ruộng đất
Việc mua bán ruộng đât có hai hình thức cơ bản là bán đợ và bán đứt a. Bán đợ ( hay bán điển) là một hình thức cầm ruộng có điều kiện, trong khoảng thời gian 30 năm đối với người than thuộc trong họ và 20 năm đối với người nước ngoài, người bán có quyền đem đủ số tiền bán chuộc lại ruộng. Trong thời gian ấy, mà người bán không chuộc lại thì chủ mua có quyền sở hữu như là mua đứt.
b. Bán đứt ( hay bán đoạn) là bán vĩnh viễn, nhường hẳn quyền sở hữu ruộng đất cho người mua, người bấn không có quyền đối với thửa ruộng ấy nữa10.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, việc mua bán ruộn đát ấy là mối manh của biết bao nhiêu việc tranh chấp kiện cáo, là những thủ đoạn của những người giàu có, thế lực ức hiếp dân nghèo. Khế ước mua bán cầm cố cũng được pháp luật quy định chặt chẽ, được hệ thống lại như sau:
- Ruộng đất công làng xã, ruộng đất hương hoả của các dòng họ thuộc loại không được mua bán, những người vi phạm quy định sẽ bị xử phạt rất nặng (đánh 80 trượng, đồ làm khao đinh hay sung làm quân bản phủ).
- Ruộng đất đã bán đoạn ( tức là bán hẳn) thì không được quyền đòi chuộc ( trừ trường hợp là ruộng đát hương hoả)
-Nếu làm giấy tờ giả mạo để bán ruộng đát hương hoả thì bị xử theo tội bất hiếu, người ngoài mua thì cho chuộc, người than trong họ mua thì mất tiền. Người bán bị phạt 100 trượng.
- Con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ thì bị xử phạt 50 trượng, biếm 2 tư. Chồng chết con cái còn nhỏ, mà vợ bán của cải, ruọng đất thì bị phạt 50 roi, truy tiền trả lại người mua
- Ruộng đất bán đợ thì cho chuộc,. Nhưng nếu chủ bán xin chuộc mà không cho chuộc hoặc không xin chuộc mà cưỡng bức phải chuộc đều bị phạt 80 trượng. Nếu đẻ quá niên hạn ( 30 năm đối với người trong họ, 20 năm đối với người ngoài họ) thì không được chuộc nữa. Hàng năm có một thời gian chuộc ruộng đát nhất định ( ruộng mùa lấy ngày 15/3 làm mốc cuối, ruộng chiêm lấy ngày 15/9 ) không đúng hạn thì không được chuộc11
Như vậy đến thế kỷ XV việc mua bán ruộng đất ngày càng phát triển, nhà Lê sơ đã theo luật của các triều đại trước khẳng lại lệ giữ đất và hạn chuộc ruuộng. Điều đó có nghĩa là bằng cánh chiếm giữ lâu năm, giai cấp địa