2. Kết quả đạt đượ c
3.3.2. Tại Vân Nham Hữu Lũng Giang Lạng Sơ n
Nhận xét về hiệu quả kinh tế của dòng BS2 tại Lạng Sơn:
Dòng BS2: Sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi, dòng BS2 có lãi cao hơn giống đ/c K.326 7.130.000 đ/ha đ/1ha, tương đương 15,34%.
Bảng 18: Hiệu quả kinh tế của dòng BS2 tại Lạng Sơn Dòng BS2 K.326 TT Nội dung Số lượng TT (1.000đ) Số lượng TT (1.000đ) I Chi phí (1.000 đ) 32.500 30.200 1 Phân bón HH (kg/ha) 1.000 10.500 1.000 10.500 2 Than sấy (kg) 10.500 21.000 9.350 18.700 3 Thuốc BVTV (ha) 1 1.000 1 1.000 II Bán SP (kg) 2.100 86.100 1.870 76.670 III Thu nhập (II-I) (1.000 đ) 53.600 46.470 IV Thu nhập so với giống đ/c Tăng: 7.130.000 đ/ha (15,34%)
* Ghi chú (mức đầu tư trung bình):
- Hoạch toán sơ bộ thu nhập của người nông dân (kể cả công lao động); - SL: số lượng; TT: thành tiền (1.000 đ);
- Giá phân bón 10.500 đ/kg với mức bón 1.000kg/ha;
- Than sấy: 5kg than/1kg thuốc lá khô, giá than tại Hữu Lũng - Lạng Sơn vụ Xuân 2011: 2.000 đ/kg than;
- Thuốc BVTV chi phí tại Hữu Lũng - Lạng Sơn: 1.000.000 đ/ha; - Giá thu mua sản phẩm năm 2011 t ại Lạng Sơn: 41.000 đ/kg.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Khảo nghiệm cơ bản
1. Tại vùng trồng Bắc Giang cũng như Lạng Sơn: khả năng kháng bệnh virus khảm lá TMV cũng như các chỉ tiêu nông sinh học của dòng BS2 không thay đổi khi tăng lượng phân bón, mật độ trồng.
2. Ở cùng mật độ trồng, khi tăng lượng đạm từ 60N lên 80N thì năng suất của dòng BS2 tăng, khi cùng nền phân bón thì ở mật độ 18.000 cây/ha cho năng suất và tỷ lệ lá sấy cấp 1+2 cao nhất. Công thức thích hợp cho vùng Bắc Giang và vùng Lạng Sơn là 70N + 18.000 cây/ha: cho năng suất và chất lượng cao nhất.
1.2. Khảo nghiệm diện rộng
1. Sự khác biệt rõ nhất và quan trọng nhất của dòng BS2 tại 2 vùng trồng Bắc Giang, Lạng Sơn là khả năng kháng bệnh virus khảm lá TMV cao hơn hẳn so với giống đối chứng K.326, tỷ lệ nhiễm bệnh virus khảm lá TMV của dòng BS2 ở mức từ 2,4 – 2,8%, giống K.326 bị nhiễm virus khảm lá TMV ở mức rất cao, từ 21,2 - 25,3%.
2. Các đặc tính nông sinh học như thời gian sinh trưởng, thời gian lá chín, cao cây ngắt ngọn, đường kính thân, kích thước, một số yếu tố cấu thành năng suất, thành phần hoá học, tính chất hút của dòng BS2 có sự sai khác không đáng kể so với giống K.326 tại cả 2 vùng trồng Bắc Giang và Lạng Sơn.
3. Do có số lá thu hoạch, khối lượng lá tươi cao hơn và tỷ lệ nhiễm bệnh virus khảm lá TMV thấp hơn, nên dòng BS2 cho năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng K.326 từ 10,7 – 12,3%. Tỷ lệ lá sấy cấp 1+2 cao hơn so với đối chứng tại cả 2 vùng trồng Bắc Giang, Lạng Sơn >16%.
2. Đề nghị
Kết quả thực hiện đề tài trong 3 năm qua cho thấy dòng BS2 cho năng suất cao hơn giống đối chứng K.326 >10% và >18 tạ/ha, tỷ lệ nhiễm bệnh virus khảm lá TMV <5% và có tỷ lệ lá sấy cấp 1+2 tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng K.326 và hoàn thành đủ các nội dung thực hiện đề tài đã đăng ký.
Trên cơ sở các kết quả đạt được của đề tài trong năm 2011, đề nghị Hội đồng khoa học Bộ Công Thương xem xét:
- Công nhận dòng BS2 là giống sản xuất thử.
- Lập dự án sản xuất thử dòng thuốc lá BS2 vào năm 2013;
- Khảo nghiệm kỹ thuật dòng thuốc lá BS2 kháng bệnh TMV ngoài sản xuất để tiến tới hoàn thiện quy trình, xin công nhận giống thuốc lá mớị
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Xác nhận của đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Bản, Tào Ngọc Tuấn và ctv. Kết quả nghiên cứu chọn tạo một số giống thuốc lá vàng sấy của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá. Kết quả nghiên cứu khoa học 2001-2005 của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 2005.
2. ĐỗĐình Dũng và ctv. Nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá vàng sấy kháng bệnh virus TMV (bệnh khảm lá). Báo cáo nghiên cứu khoa cấp Bộ Công Thương năm 2009. Hà Nội; 2009.
3. Đỗ Đình Dũng và ctv. Khảo nghiệm sản xuất dòng thuốc lá BS2 kháng bệnh virus khảm lá TMV. Báo cáo nghiên cứu khoa cấp Bộ Công Thương năm 2010. Hà Nội; 2010.
4. Đào Đức Thức và ctv. Nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá vàng sấy kháng bệnh virus TMV (bệnh khảm lá). Báo cáo nghiên cứu khoa cấp Bộ Công Thương năm 2008. Hà Nội; 2008.
PHỤ LỤC
1. Dự thảo quy trình kỹ thuật trồng trọt đối với dòng thuốc lá vàng sấy BS2
2. Một số nhận xét của địa phương và nông dân hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn về dòng BS2 vụ Xuân 2011
3. Biên bản Hội nghị đầu bờ
4. Nhận xét kết quả khảo nghiệm dòng thuốc lá mới BS2 5. Ý kiến đánh giá của địa phương về giống thuốc lá mới 6. Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về giống thuốc lá mới
7. Quyết định về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm 2011.
8. Hợp đồng đặt hàng và cung cấp sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ
9. Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở
10. Biên bản Hội đồng chuyên ngành KHKT đánh giá cấp cơ sở kết quả thực hiện đề tài
11. Quyết định thành lập Hội đồng KHCN để đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ
12. Biên bản họp Hội đồng KHCN cấp Bộ
PHỤ LỤC 1
DỰ THẢO QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRỒNG TRỌT ĐỐI VỚI DÒNG THUỐC LÁ VÀNG SẤY BS2
1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này áp dụng cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu thuốc lá vàng sấy trong điều kiện vụ Xuân ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn. 2. Tiêu chuẩn viện dẫn
10 TCN 618-2005 Qui trình kỹ thuật sản xuất thuốc lá vàng sấy 3. Kỹ thuật trồng trọt
3.1. Thời vụ trồng
Căn cứ vào quy trình 10 TCN 618-2005, căn cứ vào thời vụ sản xuất cây trồng thực tế tại Bắc Giang, Lạng Sơn, chúng tôi đề xuất thời vụ như sau:
- Thời vụ gieo hạt:
+ Vụ Xuân: gieo từ 15/11 - 25/12 - Thời vụ trồng
+ Vụ Xuân trồng từ 20/1- 10/2
Đối với dòng BS2 vụ xuân nên trồng vào chính vụ, tốt nhất là vào cuối tháng 1 đầu tháng 2.
3.2. Chuẩn bịđất trồng
ạ Chọn đất
Để cây thuốc lá sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế sự gây hại của sâu bệnh nên chọn đất có các đặc điểm sau :
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ: đất cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình. - Đất vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như cà chua, khoai tây, ớt,...
b. Làm đất
- Đất trồng thuốc lá cần được cày sâu tối thiểu từ 20-25cm trước khi trồng 2-3 tuần. Sau đó cày, bừa 2 lượt cho đất tương đối nhỏ và san phẳng ruộng, nhặt sạch cỏ dạị Nếu đất chua (khi pH < 5,5) cần phải bón thêm vôi bột ngay sau lần cày đầu tiên với lượng từ 1.000-1.500kg/hạ
c. Lên luống
- Luống cần được bố trí theo chiều dễ thoát nước. Trên những ruộng luống có chiều dài lớn cần làm các đường cắt lô cách nhau khoảng 20-25cm để thoát nước và thuận tiện khi đi lại chăm sóc, thu hoạch. Lên luống cao từ 35-40 cm, mặt luống rộng 30-35cm. Khoảng cách luống từ 1,1m. Bổ hốc trồng cây cách nhau 50cm, hố sâu từ 20-25cm.
3.3. Giâm cây bầu
ạ Chuẩn bị đất làm bầu
- Chọn đất có nhiều mùn, tơi xốp, bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân supẹ Tất cả tất, phân được trộn đều và xử lý khử trùng bằng nhiệt hoặc CuSO4 0,5% (200-205g trong 40-50 lít nước phun cho 1m3 đất) trước khi cho vào bầu 1 tuần.
- Tỷ lệ phối trộn như sau :
+ 0,9m3đất tơi xốp, sàng nhỏ, sạch cỏ dại, tốt nhất là đất phù xạ + 0,1m3 phân trâu bò hoai mục, sàng nhỏ.
+ 10-15kg supe lân.
Cứ 1m3 hỗn hợp trên có thểđóng được từ 4.000 - 4500 bầụ
b. Giâm cây vào bầu
Khi cây con trong vườn ươm có từ 3 - 4lá, chiều cao cây đạt từ 2-3cm có thể tiến hành đưa cây vào bầu đất.
- Trước khi dâm các bầu đất cần được tưới ẩm.
- Giâm cây vào bầu lúc trời dâm mát và làm giàn che cho cây bầu - Giàn che:
+ Vụ xuân: Giàn che được làm bằng PE không màu, khung tre hoặc thép dạng vòm, đảm bảo kín để tránh gió lạnh và nhiệt độ thấp, đảm bảo ánh sáng cho câỵ
+ Vụ thu: Giàn che làm bằng giàng giàng, hoặc các vật liệu có sẵn tại địa phương, giàn che có mái lửng, đảm bảo thông thoáng, tránh được mưa to, nhiệt độ cao và nắng gắt trong cuối hè đầu thụ
3.4. Kỹ thuật trồng
Để tỷ lệ cây sống cao và giảm công chăm sóc giai đoạn đầu sau trồng, nên dâm cây vào bầu hoặc dâm cây trong khay lỗ.
- Phân bón lót trong các hố được trộn đều với đất, phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi đặt cây vào hốc. Dùng đất mịn lấp quanh cây đến phần cổ là và khẽ ấn chặt gốc. Sau khi trồng xong phải tưới nước với lượng 0,5 lít/hốc để vừa làm chặt gốc vừa tạo môi trường ẩm cho rễ phát triển.
- Trồng dặm:
Sau khi trồng ra ruộng, một số cây con bị chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó trong những ngày đầu sau trồng cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để tiến hành trồng dặm kịp thờị Việc trồng dặm nên tiến hành trong 5-7 ngày sau trồng, không trồng dặm quá mộn sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng dặm và độđồng đều của các cây trên đồng ruộng và quá trình hái sấỵ
3.5. Bón phân và mật độ khoảng cách trồng
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất như sau:
ạ Lượng bón
Tuỳ theo đặc điểm đất đai (độ phì), điều kiện tưới nước và khả năng thâm canh của từng vùng mà có thể bón phân với liều lượng và theo tỷ lệ khác nhaụ - Mức bón khuyến cáo cho vùng Bắc Giang, Lạng Sơn là 70kgN/ha, với tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:2:3, dùng cho phân thương phẩm NH4NO3, Super Lân và K2SO4.
- Nếu bón phân hỗn hợp có thể dùng lượng phân từ 1.000-1.200kg/ha, do Công ty CP Ngân Sơn cung cấp.
b. Cách bón
- Bón lót: Bón toàn bộ lượng lân + 1/3 lượng kali và đạm vào hốc cây trước khi trồng. Khi bón lót cần lưu ý phải trộn đều phân với đất, không nên để phân tập trung vì có thể làm cây con chết do xót phân.
- Bón thúc: Bón toàn bộ 2/3 lượng kali và đạm còn lại vào giai đoạn 25- 30 ngày sau trồng, khi lá của các cây liền kề còn cách nhau 10-15cm. Khi bón thúc, bổ hốc sâu từ 15-20cm giữa 2 cây, bón phân vào hốc và lấp đất kín.
- Nếu dùng phân hỗn hợp, bón lót 1/2 lượng phân, sau trồng 25-30 ngày bón thúc toàn bộ số phân còn lạị
c. Mật độ khoảng cách trồng
Thích hợp cho vùng đất Bắc Giang, Lạng Sơn là 18.000 cây/ha tương đương khoảng cách hàng cách hàng 1,1m và cây cách cây 0,5m (1,1x0,5).
3.6. Chăm sóc
ạ Vun xới
Là biện pháp kỹ thuật làm tăng độ thoáng khí cho đất, kích thích bộ rễ phát triển. Cần xới phá váng cho cây vào khoảng thời gian sau trồng 7-10 ngàỵ Khi bón thúc cho thuốc lá nên kết hợp với xới xáo lần hai để diệt cỏ dại và vun caọ
b. Tưới nước
Đểđảm bảo năng suất và chất lượng, cần tưới nước cho cây theo nhu cầu của các giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn đầu sau trồng nên hạn chế tưới nước để kích thích bộ rễ phát triển. Giai đoạn sinh trưởng mạnh (35-60 ngày sau trồng) cần cung cấp đủẩm để cây phát triển thân lá tạo năng suất. Giai đoạn thu hoạch chỉ nên tưới nước khi cây có biểu hiện cây héọ
c. Ngắt ngọn, bẻ chồi
Khi cây ra nụ cần ngắt ngọn (bấm bỏ nụ hoa cùng một số lá ngọn). Sau khi ngắt ngọn có thể dùng thuốc diệt chồi Accotab,... nếu không dùng thuốc diệt
chồi, sau đó cứ 4-5 ngày phải kiểm tra đồng ruộng để loại bỏ chồi nách.
d. Phòng trừ sâu, bệnh
Để hạn chế sâu bệnh phá hoại cần phải có các biện pháp phòng trừ kịp thời sau:
- Luân canh với lúa nước, các cây trồng không thuộc họ cà, họ bầu bí. - Vệ sinh đồng ruộng: Phát quang các bụi cây rậm rạp xung quanh ruộng, nhổ sạch tàn dư cây bệnh, cây thuốc lá sau thu hoạch, mang ra xa ruộng sản xuất. Khi cây thuốc lá có 10-15 lá cần vặt bỏ 2-3 lá chân sát mặt đất, để ruộng được thông thoáng.
- Biện pháp hoá học
+ Phun phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Zinep, Topsin, Benlat, Ridomil, oxyclorua đồng, Somec,... để phòng trừ các bệnh do nấm, vi khuẩn.
+ Phun thuốc trừ sâu ăn lá, rệp, sâu xanh, xâu khoang: Soka, Suphathion, Confidor, Selecron,...
+ Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
3.7. Thu hoạch
- Thu hoạch lá thuốc đúng độ chín kỹ thuật và hái sấy như đối với các giống thuốc lá K.326: lá cong, cuống lá màu trắng sữa, dễ gãy, màu phiến lá chuyển sang vàng xanh.
- Không thu hoạch khi trời mưa to hoặc dưới nắng gắt. Khi thu hoạch xong không để thuốc chất thành đống. Khi vận chuyển cần nhẹ nhàng không để dập nát.
PHỤ LỤC 2
Một số nhận xét của địa phương và nông dân hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn về dòng BS2 vụ xuân 2011
1. Sở Nông nghiệp & PTNN Lạng Sơn, Bắc Giang
Ngày 18/5, 19/5 năm 2011, Viện KTKT Thuốc lá cùng với Sở Nông nghiệp & PTNT Lạng Sơn, Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp & PTNT 02 huyện: Hữu Lũng (Lạng Sơn), Lạng Giang (Bắc Giang), lãnh đạo huyện, lãnh đạo các xã và nông dân trồng thuốc lá BS2 đã tiến hành hội nghị đầu bờ đểđánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của dòng BS2 tại Lạng Sơn, Bắc Giang (có biên
bản hội nghị kèm theo) đã đi đến thống nhất:
- Hai giống có độ đồng đều cao về hình thái, thời gian phát dục và tỷ lệ cây khác dạng thấp (< 1%).
- Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện của vụ Xuân 2011. - Dòng BS2 ít bị nhiễm các bệnh hại chính, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh virus khảm lá TMV rất thấp (<1%). Trong khi đó các giống đang trồng đại trà tại địa phương như C.176, K.326 có tỷ lệ nhiễm bệnh TMV khá cao (>10%).
- Năng suất: Mặc dù chưa thu hoạch xong, qua thăm quan đồng ruộng, hội nghị nhất trí nhận định năng suất 2 giống có khả năng đạt từ 22-24 tạ/hạ
- Chất lượng sau khi sấy: dễ sấy, lá có màu vàng cam, vàng chanh, tỷ lệ lá sấy cấp 1+2>35%.
- Biên bản của 2 hội nghị đều thống nhất kiến nghị: Trong những năm tiếp theo, Viện KT-KT Thuốc lá tiếp tục khảo nghiệm, cung ứng hạt giống BS2 cho các hộ nông dân và làm thủ tục hồ sơ xin công nhận giống sản xuất thửđối với dòng BS2.
2. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang (Bắc Giang) và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn)
Kết thúc vụ, 2 phòng Nông nghiệp &PTNT đã nhận xét về 2 dòng BS2, BS3 (Bản nhận xét ở phần phụ lục) như sau:
- Hai giống có độ đồng đều cao về hình thái, thời gian phát dục và tỷ lệ cây khác dạng thấp (<1%).