II. THỨC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY MATECO
4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty MATECO
MATECO
Ngoài giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu thì kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn phản ánh hiệu quả hoạt động, mức đóng góp vào ngân sách và mức thu nhập của cán bộ công nhân viên.
Đặc biệt, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty MATECO đã thu được nhiều kết quả không chỉ nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ mà mức nộp ngân sách cũng được đảm bảo.
Biểu số 06 : Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
Đơn vị : 1000đ. Năm 1997 1998 1999 2000 Lãi gộp Tỷ lệ (%) Lãi gộp Tỷ lệ (%) Lãi gộp Tỷ lệ (%) Lãi gộp Tỷ lệ (%) Săm lốp ôtô 988575 35 1046752 32 1265065 39 1608355 34.7 Ăc quy 564900 20 664368 17 594078 18 702318 15.1
Phương tiện vận tải 169470 6 193840 5.9 206397 6.3 382034 8.2
Vật liệu điện 518410 18 585760 18 632498 19.5 929368 20 Máy móc thiết bị 197715 7.1 204304 6.3 234526 7.2 498624 10.5 Vật liệu xây dựng 225900 7.9 456078 14 219359 6.7 351179 7.5 Hàng tiêu dùng 169470 6 186224 6.8 90072 3.3 159642 4.0 Tổng lợi nhuận 2824440 100 3337326 100 3341995 100 4631520 100 Nộp ngân sách 13618400 15397710 15661811 20257034
-Đối với mặt hàng săm lốp ôtô :
Năm 1997 lợi nhuận đạt 988575000 Thì đến năm 1998 lợi nhuận đạt 1046752000 đồng tăng 58177000 so với năm 1997. Năm 1999 lợi nhuận đạt 1265065000 đồng tăng 561063000 đồng so với năm 1998. Năm 2000 tăng 343290000 đồng so với năm 1999. Như vậy lợi nhuận từ mặt hàng này đều tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2000 lợi nhuận có phần giảm sút là do có những đợt hàng khi nhập với giá cao nhưng lại phải bán với giá thấp do sự thay đổi ở thị trường tiêu thụ của công ty. Mặc dù có sự giảm sút nhưng săm lốp ôtô vẫn là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Cụ thể : năm 1997 : 35%; năm 1998 : 32%; năm 1999 : 39%; năm 2000 : 34,7%.
-Đối với mặt hàng ắc quy:
Trong năm 1997, đây là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao thứ hai cho công ty, chiếm 20% tổng lợi nhuận. Năm 1998, 1999 giá trị lợi nhuận tăng không nhiều : 29710000 đồng so với năm 1998, còn năm 1998 lại chỉ tăng 99468000 đồng so với năm 1997 mặc dù lượng nhập về lại tăng gần gấp đôi so với năm 1997. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty không nghiên cứu kỹ đến chênh lệch giá cả giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài nên dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Tuy nhiên, công ty đã rút ra được bài học từ vấn đề này và đã tìm ra hướng đi mới trong năm 1998. Năm 2000, lợi nhuận đạt được lại không khả quan, tăng 8240000 đồng so với năm 1999. Hiện nay sản xuất mặt hàng ắc quy trong nước đã phát triển khá cao nên xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhập cũng giảm dần. Điều này đòi hỏi công ty cần nghiên cứu lại kế hoạch cơ cấu xuất nhập khẩu trong thưòi gian tới để đạt được hiệu quả cao hơn.
-Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng:
Đây là hai mặt hàng đều có lợi nhuận giảm đi trong năm 1999. Cụ thể : Vật liệu xây dựng :Lợi nhuận giảm 236719000 đồng so với năm 1998, lợi nhuận từ hàng tiêu dùng cũng giảm 96152000 đồng so với năm 1998. Hai mặt hàng này trong năm 1999 công ty nhập về không nhiều, đều có giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu thấp hơn năm 1998 nên lợi nhuận giảm cũng là điều tất yếu. Tỷ lệ lợi nhuận của vật liệu xây dựng
trong năm 1998 là 14% thì sang năm 1999 giảm xuống chỉ còn 6,7%; tương tự hàng riêu dùng trong năm 1998 tỷ lệ lợi nhuận là 6,8% sang năm 1999 chỉ còn 3,3%. Mặc dù có sự biến động về giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu nhưng trong thời gian tới vẫn có xu hướng đem lại nhiều lợi nhuận do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Nó sẽ đem lại nhiều doanh lợi cho công ty nếu biết khai thác tốt nguồn hàng và nghiên cứu thị trường tiêu thụ.
-Đối với các mặt hàng khác:
Các mặt hàng khác như vật liệu điện, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không bị ảnh hưởng nhiều của biến động thị trường trong và ngoài nước nên tỷ lệ lợi nhuận tăng tương đối ổn định và tăng mạnh nhất là vào năm 2000. Đây là những mặt hàng kinh doanh gặp khá nhiều thuận lợi, công ty cần chú trọng hơn đến những mặt hàng này nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Để thấy rõ hơn kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cần xem xét tổng lợi nhuận đạt được qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy :
Năm 1997 lợi nhuận đạt được 2824440000 đồng, đến năm 1998 lợi nhuận là 3337326000 đồng tăng 512886000 đồng so với năm 1997. Năm 1999 đạt được lợi nhuận là 3341995000 đồng, chỉ tăng 3669000 đông so với năm 1998, đây là năm mà lợi nhuận tăng ít nhất do công ty giảm giá trị kim nghạch mk một số mặt hàng, Năm 2000, lợi nhuận đạt được là 4631520000 đồng, tăng 1289525000 đồng so với năm 1999. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty là đảm bảo kế hoạch, bù đắp chi phí và duy trì được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, công ty còn luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp nhân sách với nhà nước. Cụ thể : mức nộp ngân sách năm 1997 là 13618400000 đồng. Năm 1998 mức nộp ngân sách là 15397710000 đồng. Năm 1999 : 15661811000 đồng. Năm 2000 : 20257034000 đồng.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng, kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua có nhiều chuyển biến đáng kể. Song lợi nhuận kinh doanh tăng không nhiều vào năm 1999, đó cũng là vấn đề mà công ty cần xem xét lại nhằm vạch ra chiến lược kinh doanh hợp lý nhất sao cho hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn trong những năm tới.
Bên cạch những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế để từ đó tìm ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện hoưn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty sẽ là vấn đề sẽ được đề cập sau đây.