Thực trạng huy động vốn từ phát hành cổ phiếu công ty

Một phần của tài liệu Tiểu Luận (Luận Văn) VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng phương pháp phát hành thêm cổ phiếu này.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 chi số VN- Index đã giảm hơn 56,6% so với thời điểm cuối năm 2017, khối lượng giao dịch qua khớp lệnh bình quân mỗi tháng đạt trên 137 triệu đơn vị. Giao dịch chứng khoán

* Tại sàn chứng khoán TP.HCM ( HoSTC): diễn biến mua bán của các nhà đầu tư ngoại trong 6 tháng qua rất cao, tuy nhiên chủ yếu là xu thế mua vào. Lượng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2018 vẫn gấp đôi lượng bán ra.

* Tại sàn chứng khoán Hà Nội ( HaSTC): trong 6 tháng đầu năm 2018 cũng với xu hướng sụt giảm như VN-Index chỉ số HaSTC – Index cũng đã giảm tới 65% so với cuối năm 2017. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi tháng đạt 66 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt 3.360 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại giao dịch mua bán tại sàn Hà Nội cũng khá sôi động, trong 6 tháng đầu năm 2018 họ mua vào 11.940.110 cổ phiếu và chỉ bán ra 7.185.900 cổ phiếu. Chỉ số chứng khoán giảm liên tục, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư trong đó TTCK lại không thu hút được nhà đầu tư mới điều này đang gây những tác động xấu đến việc huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới của các doanh nghiệp cổ phiền. Mặc dù nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô dần ổn định đã góp phần tác động tích cực hơn đến tâm lý nhà đầu tư và sự phát triển của TTCK. Kết thúc quý II/2021, thị trường cổ phiếu đã tăng khá mạnh. Chỉ số VN-Index tăng lên mức 524,5 điểm với khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷđồng/phiên. Tuy nhiên, các giao dịch trên thị trường không ổn định, dòng vốn nội có dấu hiệu chững lại do thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tư ngoại có những hoạt động thoái vốn. Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2013, khối ngoại đã bán ròng với giá trị lần lượt là 1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng, dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với nhịp giảm khá mạnh.

Theo như ghi nhận, nửa đầu năm 2020, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Một vài điển hình như:

- Tập đoàn Hoà Phát (HPG) chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10:4. Hiện nay, tập đoàn này có 132 triệu cổ phiếu niêm yết, tương đương với số vốn điều lệ 1.320 tỷ đồng, sau khi chia cổ phiếu thưởng và hoàn thành thủ tục niêm yết, sẽ có thêm 52,8 triệu cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch trên thị trường chứng khoán.

- Công ty cổ phần Hoá An (DHA) chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10:3, với số cổ phiếu phát hành thêm là 3,4 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lên khoảng 10 triệu. Bên cạnh đó DHA cũng bán cổ phiếu mới tăng vốn cho cổ đông theo tỷ lệ 10: 2, tương ứng với 2,0 triệu cổ phiếu, với giá bán 40.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền là 80 tỷ đồng.

- Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC) phát hành thêm cổ phiếu mới cho cổ đông với tỷ lệ được mua là 2:1, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu.

- Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức phát hành 5,0 triệu cổ phiếu, tương ứng 50 tỷ đồng để tăng vốn lên 100 tỷ đồng và chia cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

- Công ty xi măng Bỉm Sơn (BCC) phát hành 10 triệu cổ phiếu, trong đó bán cho cổ đông với tỷ lệ 20:1, với giá bán 20.000 đồng/cổ phiếu; và chào bán rộng rãi ra công chúng theo phương thức đấu thầu với giá khởi điểm là 35.000 đồng/cổ phiếu.

- Công ty cổ phần dược Hậu Giang phát hành 10 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông, thời điểm thực hiện là 17/12/2017.

- Công ty cổ phần Sông Đà 3 phát hành 6 triệu cổ phiếu bằng chia cổ tức, cổ phiếu và đấu giá.

Bên cạnh đó thì hàng loạt doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn cũng phát hành cổ phiếu bằng nhiều kênh khác nhau trong đợt này. Đó là chưa kể một số DN bán đấu giá phần vốn Nhà nước:

Công ty cổ phần bến xe tàu phà Cần Thơ và Công ty cổ phần năng lượng kho ngoại quan Cawaco Hàng loạt doanh nghiệp khác IPO và hàng loạt doanh nghiệp khác phát hành cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ, như Công ty TNHH một thành viên chế tạo máy TKV Tổng số vốn của 2 kênh này dự kiến thu hút cũng lên tới 7.000–10.000 tỷ đồng. Điều này có thể được lí giải bởi những lí do sau đây:

+ Thứ nhất, DN thực sự cần vốn để thực hiện các dự án mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đối với các dự án rủi ro cao và kết quả lợi nhuận không thực sự tốt thì DN cũng có xu hướng dùng vốn cổ phần nhiều hơn so với dùng vốn nợ nhằm tăng tính an toàn về tài chính.

+ Thứ hai, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn với lãi suất chấp nhận được từ ngân hàng trong thời gian qua đã làm cho kênh huy động vốn cổ phần được ưu tiên hơn. Thực tế trong khoảng 4-5 tháng đầu năm, lãi suất cho vay của ngân hàng luôn duy trì ở mức cao, khoảng 17-18%. Để chấp nhận được mức lãi suất này thì doanh nghiệp phải có được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 25-30%, điều này là rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm tháng 8/2020 mới đạt 15%.

+ Thứ ba, cũng có những doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu chỉ để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp đang có mức tỉ lệ nợ cao, việc phát hành thêm sẽ làm giảm tỉ lệ này. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái tài chính lành mạnh, giảm thiểu rủi ro thanh khoản cũng như nguy cơ vỡ nợ từ nguồn vốn vay.

+ Thứ tư, khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại. Phát hành thêm trong trường hợp này sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho Cty, và

thực chất

khoán Nhà nước, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng. Trong suốt thời kỳ từ 2002 -2005, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% vào năm 2016 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% năm 2017. Trước những biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, mức vốn hóa của thị trường đã sụt giảm vào năm 2018. Năm 2019, khi nền kinh tế phục hồi, chỉ số chứng khoán cũng đã tăng trở lại. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến thời điểm cuối năm 2020 đã đạt 47,71% GDP, ước tính đến cuối năm 2021 sẽ đạt khoảng 50 - 60% GDP. Dự kiến với việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong tương lai 10 năm tới, giá trị vốn hóa của thị trường sẽ còn tăng mạnh, dự kiến khoảng 80% GDP.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận (Luận Văn) VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w