Ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ quản lý kinh tế không chỉ có các yếu tố thuộc về phía các cơ quan đơn vị có nhu cầu sử dụng cán bộ quản lý kinh tế, hay các yếu tố thuộc về phía các cơ sở thực hiện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, mà bên cạnh đó còn có các yếu tố thuộc về phía Nhà nước. Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hơn tới công tác đào tạo và bồi dưỡng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhưng sự quan tâm đó vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó trong điều kiện nước ta hiện nay. Điều đó được thể hiện:
Việc khảo sát và đánh giá về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đã được Nhà nước chú trọng hơn trước nhưng vẫn chưa thật đầy đủ và toàn diện. Do đó chưa có cơ sở vững chắc để phân tích nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay nên chưa xây dựng được một định hướng, kế hoạch tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đang đặt ra hết sức bức xúc. Chính vì lẽ đó mà việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra khá tràn lan.
Trong việc định hướng, xác định mục tiêu tổng thể, xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn chưa thực sự khoa học và hợp lý. Trong đó chưa đảm bảo được tính kế thừa và liên tục; chưa có sự hợp lý về cơ cấu giới tính, độ tuổi... giữa các thế hệ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy Nhà nước. Việc phát triển đồng bộ và toàn diện đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên tất cả các vùng miền của đất nước chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong quy hoạch nói trên. Nhà nước còn thiếu sự chú ý tới việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng, lĩnh vực kinh tế đặc biệt khó khăn của đất nước.
Mức đầu tư của Nhà nước cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng so với các nước khác trên thế giới là vẫn còn ở mức thấp. Với mức đầu tư thấp như vậy thì các cơ sở chỉ đủ chi cho việc trả lương cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia, đội ngũ nhân viên phục vụ trong trường; chi cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập trong trường và cho việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên một số trang thiết bị giảng dạy chưa không có điều kiện để hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng.
Các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp lụât của nhà nước quy định về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tuy đã được bổ sung hoàn thiên rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa chặt chẽ.
- Hệ thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy còn chưa hợp lý và thoả đáng, chưa khuyến khích được những người giáo viên toàn tâm toàn ý vào công việc. Trong đó không có một khoản đầu tư nào dành cho việc bồi dưỡng thực tế cho các giảng viên đó, đây là một điều hết sức bất hợp lý. Giảng viên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cần được cung cấp rất nhiều thông tin, vậy mà Nhà nước vẫn chưa có một chính sách nào nhằm cung cấp thông tin một cách cập nhật nhất cho các giảng viên. Đối với những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng, Nhà nước vẫn chưa có các chính sách ưu tiên như phong học hàm, các tiêu chuẩn đối với việc phong học hàm còn hết sức rườm rà,
phức tạp, thậm chí là rất vô lý; thủ tục xét duyệt còn quá phức tạp và chưa thật khách quan...
- Đối với những cán bộ được cử đi học, Nhà nước vẫn chưa có một chính sách sử dụng hợp lý sau khi họ được đào tạo và bồi dưỡng để khuyến khích họ tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các khoá đào tạo và bồi dưỡng, khuyến khích họ không ngừng tự học tập nâng cao tri thức của mình. Những người có trình độ cao, có đủ tiêu chuẩn cũng được đối xử như những người có trình độ thấp và có năng lực kém, không làm việc được.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế đã chặt chẽ hơn trước nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện nay hoạt động quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế vẫn chưa đạt được sự thống nhất và nhất quán. Giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ ràng trong quản lý đã gây nên sự chồng chéo, ách tắc trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Các cơ quan kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo và bồi dưỡng còn thiếu những cơ sở pháp lý trong việc thực hiện nên nhiều khi còn làm việc theo cảm tính.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÁN BỘ QUẢN LÝ` KINH TẾ CÁN BỘ QUẢN LÝ` KINH TẾ
Qua phần trên ta đã thấy rõ thực trạng của chất lượng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay còn rất nhiều khó khăn và bất cập. Để có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có chất lượng cao chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp sau: