Nghệ thuật tạo hình, trang trí

Một phần của tài liệu Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người chơ ro ở đồng nai (1986 2016) (Trang 25)

B. NỘI DUNG

3.5. Nghệ thuật tạo hình, trang trí

3.5.1. Trên kiên trúc nhà ở

Nghệ thuật tạo hình của người Chơ ro thể hiện trên những kiến trúc nhà sàn ngày nay có nhiều thay đổi. Theo một số tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy nhà sàn là kiến trúc chung của cộng đồng, dòng tộc. Kiến trúc nhà sàn thể hiện kiểu thức hình chữ nhật, mái gập theo tạo nóc bỏi đòn dông chính, hai vách nhà sàn nghiêng chỏi ra. Thế nhưng theo lối kiến trúc nhà sàn hiện tại có những yếu tố mới. Do điều kiện lịch sử và những biến động xã hội, nhà ở hiện nay của người Chơ ro ảnh hưởng lối kiến trúc của người Kinh trong quá trình chung sống

Hiện nay, ngôi nhà của già làng người Chơ ro ở ấp Lý Lịch, xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai được dựng sau năm 1975 được xem là “mẫu hình” nhà sàn truyền thống của làng Chơ ro. Mặc dầu nhàn sàn này có sử dụng một số nguyên vật liệu hiện đại như ngói lớp. Nhìn chung, cấu kết kiến trúc nhà sàn này làm bằng gỗ. Bình diện của ngôi nhà này theo lối hình chữ nhật.

3.5.2 Trên thổ cẩm, vật dụng

Trên sản phẩm thổ cẩm (váy, mền, khố, túi…) chủ yếu của người Chơ ro những mô típ hoa văn được tạo hình thường gặp là con người, chày cối, con bướm, con

ý nghĩa của nó. Với hình dáng con người là biểu tượng sức mạnh và toàn quyền trên của cải; con mắt biểu tượng cho sự sáng suốt tinh thông và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người; con bướm là lời cầu khẩn nhanh đến với thần linh; cái cối thể hiện đức tính siêng năng của người phụ nữ; cây đèn biểu trưng cho niềm vui trong lễ hội… Bên cạnh các hình tượng đó là các hình học mà chủ đạo là hình thoi nối liền, đan xen nhau. Mỗi kiểu hoa văn đều hàm chứa những ý nghĩa riêng theo quan niệm của người Chơ ro đối với thế giới tự nhiên, xã hội con người

Qua khảo sát cho thấy, người Cho Ro có dùng thổ cẩm nhưng hiện nay không thấy người Chơ Ro dệt thổ cẩm. Nhiều người Chơ Ro cho biết họ chỉ mua của người Mạ nhưng thổ cẩm đặt mua có đặc trưng của người Chơ Ro yêu cầu. Vì vậy, có thẻ nói, sự sáng tạo trong ý tưởng trang trí thổ cẩm là của người Chơ Ro, còn sự thể hiện trên dạng trang phục này là của người Mạ. Người Mạ có nghề dệt thủ cẩm khá lâu đời và hiện nay vẫn còn những hộ duy trì nghề thủ công truyền thống này.

Hiện nay, trang phục bằng thổ cẩm của người Chơ Ro còn ít được sử dụng trong cộng đồng. Trang phục của người Chơ Ro hiện nay theo xu hướng của người Việt khá đa dạng và đáp ứng sự tiện lợi. Chỉ một số ít phụ nữ còn sự dụng váy trong cuộc sống hằng ngày. Trang phục thổ cẩm của người Chơ Ro gồm các loại thường sử dụng là váy và áo nhưng váy được sử dụng nhiều hơn. Áo chỉ mặc trong những lúc cộng đồng diễn ra những lễ hội lớn. Màu sắc chủn đạo là nâu xám. Váy và khố của người Chơ Ro thường dệt trang trí hoa văn chà gạc (tong yih), đường viền (tong tech), hoa văn móng tay (Kinhiah),… Mép váy khâu viền dải hoa văn khung quay sợi (khiya)… Chăn thường trang trí hoa văn cổ chim cu (ncogatop), mắt cú mèo (mat cau) và một vải hoa văn bắt chước từ người Mạ (dicanh).

KẾT LUẬN

Vốn văn hóa của cộng đồng Chơ Ro đã góp phần làm phong phú, đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc chung của các cộng đồng cùng sinh tụ trên địa bàn nay qua nhiều thời kỳ của lịch sử

Trãi qua những biến động xã hội, văn hóa của người Chơ Ro vẫn còn được bảo lưu trong cộng đồng. Đó là những phong tục tập quán được duy trì qua nhiều thế hệ và được lưu giữ chủ yếu đổi với những người lớn tuổi. Những hồi cố của chính cộng đồng Chơ Ro cho thấy văn hóa của người Chơ ro rất đa dạng thể hiện trên nhiều mặt của đời sống

Do không có chữ viết, những tác động, biến động của xã hội nên văn hóa của cộng đồng Chơ Ro nói chung, từng nhóm cộng đồng địa phương thay đổi nhiều, Trong điều kiện đời sống hiện nay với những thay đổi lớn đã đặt di sản văn hóa của người Chơ Ro đứng trước những thách thức, nguy cơ bị mai một và mất dần. Thực tế hiện nay cho thấy một số giá trị văn hóa cổ truyền của người Chơ Ro đã mất dần. Có thể nói, vốn văn hóa của người Chơ Ro ngày nay còn bảo lưu trong đời sống cộng đồng nhưng không còn đậm nét bởi nhiều yếu tố tác động. Điều này phán ánh quá trình phát triển của xã hội tốc người như một quy luật mà cộng đồng Chơ Ro là không ngoại lệ một chính cộng động đó chịu tác động, ảnh hưởng của những biến động trực tiếp hoặc gián tiếp.

Quá trình sinh tụ trên vùng đất miền Đông Nam Bộ của người Chơ Ro chịu ảnh hưởng nhiều về biến động xã hội trong lịch sử phát triển chung của Việt Nam. Từ năm 1986, thực hiện chính sách định canh định cư của nhà nước, nhiều vùng cư trú truyền thống của người Chơ Ro được dịch chuyển về. Sự thay đổi địa bàn cư trú truyền thống qua các giai đoạn lịch sử, trước những biến động xã hội của người Chơ Ro cho thấy rằng đây là một trong những yếu tố, nguyên nhân có tính chất nền đã tác động, làm thay đổi sâu sắc đến văn hóa của họ. Từ hoạt động kinh tế, cố kết dòng họ đến ứng xử cộng đồng; đặc biệt là văn hóa tinh thần như tín ngưỡng tôn giáo, loại hình nghệ thuật dân gian… của cộng đồng người Chơ Ro đã có những biến đổi sâu sắc. Những giá trị văn hóa nói chung và di sản cộng đồng của người Chơ Ro hiện nay có thể nói chỉ còn được bảo lưu trong số những người lớn tuổi

Hiện nay, trong chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa cộng đồng các dân tộc, văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung, các người Chơ Ro nói riêng ở miền Đông Nam Bộ đã được nhà nước đầu tư để thực hiện. Bên cạnh những giải pháp như đầu tư kinh phí nghiên cứu trong công tác bảo tồn, phúc dựng những lễ hội truyền thống của người Chơ Ro, khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển du lịch gắn liền với nét văn hóa của cộng động Chơ Ro…cùng những giải pháp ổn định, phát triển kinh tế khác… có thể thấy sự quan tâm của nhà nước đối với cộng đồng người Chơ Ro. Từ góc nhìn về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Chơ Ro ngay tại cộng đồng hiện nay đối với người Chơ Ro, nhiều thiết chế văn hóa được nhà nước đầu tư xây dựng tại nhiều địa bàn cơ sở. Đây là một sự đầu tư có ý nghĩa thiết thực.

Những biến đổi trong văn hóa của tộc người là một quy luật của sự phát triển trong điều kiện xã hội mới. Văn hóa của người Chơ Ro sẽ có sức sống và thích nghi, thích ứng trong điều kiện xã hội hôm nay hay không không chỉ từ sự đầu tư kinh phí của nhà nước để nghiên cứu bảo tồn mà cần được có ý thức trách nhiệm của chính người Chơ Ro

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Người Chơ Ro ở Đồng Nai

Nguồn: http://web.cema.gov.vn/images/uploaded/ems338_choro1.jpg

Nhà ở của người Chơ Ro

Bộ đàn tre (Goong Kla) của đồng bào Chơ Ro (Nguồn)

Hình ảnh nghệ nhân dạy múa cho các em học sinh trường Phổ thông Nguồn:

https://image.thanhnien.vn/660/uploaded/ngocthanh/2020_08_14/nguoi-cho- ro1_mgzu.jpg

Người Chơ ro biểu diễn còng chiêng ở nhà dài (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai)

(Nguồn)http://www.baodongnai.com.vn/dataimages/201804/original/images211 8491_13WEB.jpg

Hình ảnh dạy còng chiêng cho thế hệ trẻ của người Chơ ro (Nguồn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Đính, Các tộc người ở Việt Nam, nxb thời đại, 2012

2. GS.TS Hoàng Nam, Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam,

nxb Khoa học xã hội, 2013

3. Huỳnh Văn Tới – Lâm Nhân – Phan Đình Dũng, Văn hóa người Chơ Ro, nxb văn hóa thông tin, 2013

4. Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em, nxb Đồng Nai, 2013

5. Đặng Văn Hường, Tìm hiểu một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo

các dân tộc vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nxb Quân đội

nhân dân, 2013 6. http://www.baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202003/van-hoa-lang- choro-ly-lich-2991772/ 7.http://www.thuviendongnai.gov.vn/vhdantocdn/Lists/Posts/ViewPost.aspx?ID =66 8. https://nhandan.com.vn/dan-toc-mien-nui/cuoc-song-moi-cua-nguoi-cho-ro- 212140/

Một phần của tài liệu Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người chơ ro ở đồng nai (1986 2016) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)