Bài tập 1/ sgk
- Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca.
- Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn lâm. - Cư: cư trú, an cư, định cư, di cư... - Bại: thảm bại, chiến bại, thất bại, đại bại, bại vong.
Bài tập 2
- Yếu tố chính trước, phụ sau: + Hữu ích: có ích lợi.
+ Bảo mật: giữ (bảo đảm) bí mật. + Phát thanh: phát thành tiếng.
+ Phòng hoả: đề phòng cháy. - Yếu tố chính sau, phụ trước. + Thi nhân: (Thi: thơ; người) + Đại thắng: thắng lớn. + Tân linh: lính mới. + Hậu đãi: đãi ngộ rất tốt.
Bài tập 3
* Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
- Đại phong, hậu thế, điền chủ, đại hàn, thạch mã...
* C - P sau:
- Nhập ngũ, hữu ích, vô hình, ái quốc, hồi hương...
Bài 4: Điền từ
Cặp câu 1: Mẹ - thân mẫu. Cặp câu 2: Phu nhân - vợ.
Bài 5:
Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lí vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
Bài 6:
Các từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa: Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu...
Bài 7: Nhận xét cách dùng từ Hán
Việt:
- Lạm dụng từ Hán Việt khi không cần thiết.
- Thay từ: Bảo vệ = giữ gìn; mĩ lệ = đẹp
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩnăng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS c) Sản phẩm: Đáp án của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái
trước câu trả lời em cho là đúng .
Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ ghép
Hán Việt đẳng lập?
A. Sơn hà, xâm phạm, giang san, sơn thủy. B. Quốc kì, thủ môn, ái quốc, hoa mĩ, phi công. C. Thiên thư, thạch mã, giang san, tái phạm. D. Quốc thiều, phi pháp, vương phi, gia tăng.
Câu 2.Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố
nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
A. Đầu(cái đầu). C. Hoa(bông hoa).
B. Học. D. Sơn(núi).
Câu 3: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ
ghép đẳng lập?
A. giang sơn. C. sơn thủy
B. xã tắc. D. quốc kì.
Câu 4.Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán
Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
A. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi. B. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
C. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng. D. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
Câu 5.Nhóm từ nào không phải là từ Hán Việt ?
A. Núi non, sông hồ, cây cối B. Giang sơn, xã tắc, đại chúng C. Dân gian, thiên nhiên, thiên tử
Câu 6.Từ nào sau đây có yếu tố "gia" cùng nghĩa
với "gia" trong "gia đình"?
A. gia vị. C. gia sản B. gia tăng. D. tham gia.
Câu 7.Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa
với "hữu" trong "bằng hữu"? A. hữu ngạn. (3)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. hiền hữu. (1)
Câu 8.Chữ "thiên" trong từ nào sau đây không có
nghĩa là "trời"?
A. thiên lí. C. thiên thư. B. thiên thanh. D. thiên hạ.
Câu 9.Thành tố "Tiền" trong các nhóm từ nào
dưới đây giống nhau về nghĩa ? A. Tiền mặt, tiền bối, tiền đồ B. Tiền vệ, tiền bạc, tiền đề C. Tiền đề, tiền vệ, tiền tuyến
Câu 10.Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?
"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."
(Tố Hữu) A. Năm từ Hán Việt. C. Bốn từ Hán Việt. B. Ba từ Hán Việt. D. Sáu từ Hán Việt.
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ * Đối với bài cũ * Đối với bài cũ
- Nhớ được những kiến thức đã học.
- Tìm và giải thích một số từ Hán Việt có trong các văn bản đã học., - Hoàn chỉnh các bài tập.
- Tìm một số từ Hán Việt trong các văn bản đã học.
* Chuẩn bị bài mới
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm + Trả lời các câu hỏi trong sgk