Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn tây nguyên (Trang 28 - 31)

Nâng cao năng lực về tài chính bằng hoạt động tăng vốn điều lệ và tổng tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu chỉ tiêu an toàn về vốn và tính thanh khoản của hệ thống. Tiếp tục hợp tác với đối tác chiến lược là ngân hàng SumitomoMitsui Banking Corporation đảm bảo tính ổn định và bền vững. Xây dựng, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và lập đề án cụ thể kế hoạch mở chi nhánh, PGD mới trong vòng 3 năm tới trình Ban Tổng Giám Đốc giúp ngân hàng chủ động về tài chính trong việc triển khai hoạt động mạng lưới của mình.

3.3.4. Giải pháp về mô hình tổ chức

Triển khai mô hình Trung tâm tín dụng, trung tâm thẩm định giá , kiểm tra kiểm soát nội bộ thuộc Hội Sở đặt tại chi nhánh và trung tâm thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó xây dựng cơ chế giá nội bộ và bộ phận bán hàng thúc đẩy công tác chăm sóc khách hàng.

3.4. Kiến nghị

Căn cứ trên tình hình dân cư và tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương hoặc vùng miền để có thể quy hoạch tổng thể về mạng lưới các tổ chức tín dụng. Từ đó ban hành quy định về điều kiện và số lượng các ngân hàng được cấp phép để mở mạng lưới giao dịch trên địa phương nhằm tạo hạn chế một phần rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động huy động vốn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN đảm bảo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng diễn ra một cách lành mạnh, công khai, minh bạch. Kiến nghị bổ sung hệ số công thức xác định số lượng chi nhánh của Ngân hàng theo quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2008. Theo đó bổ sung chỉ số N3 là số chi nhánh đã mở và đề nghị mở tại các khu vực nông thôn và miền núi.

3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ

Có kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế vùng thay vì quy hoạch độc lập từng tỉnh như trước đây. Nếu làm được điều này sẽ tận dụng được thế mạnh của từng tỉnh, thế mạnh của vùng và sẽ tạo ra động lực phát triển của các tỉnh và vùng Tây Nguyên. Và như vậy thì việc kêu gọi đầu tư và thu hút đầu tư sẽ tốt hơn. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở là giải pháp hết sức quan trọng để Tây Nguyên phát triển.

KẾT LUẬN

Tây Nguyên là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta, gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích khá rộng lớn chiếm khoảng gần 16.8% diện tích cả nước và khoảng 6 triệu dân.

Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thế mạnh ban đầu của Eximbank là lĩnh vực bán sĩ với các gói sản phẩm dịch vụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu. Nhưng đến nay trước những chuyển biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước Eximbank đã bắt đầu chiến dịch mở rộng mạng lưới nhằm phục vụ cho kênh phân phối bán lẻ sắp tới.

Đến nay, trên địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên Eximbank chỉ mới mở chi nhánh hoạt động tại 2 tỉnh là Lâm Đồng và Đăc Lăc. Tuy nhiên, hoạt động của 02 chí nhánh này là tương đối hiệu quả, góp phần giúp Eximbank đã từng bước đặt chân vững chắc vào thị trường Lâm Đồng và Đắc Lắc. Việc phát triển mạng lưới tương đối nhanh nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh: như huy động vốn, cho vay, kinh doanh vàng, ngoại tệ. So với các NHTM khác, tốc độ tăng trưởng chi nhánh, cũng như số lượng điểm giao dịch cũng đạt mức tương đương. Tư

đó, Eximbank từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu trở thành một thương hiệu mạnh đáng tin cậy trong lòng khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính khả quan trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn Lâm Đồng và Đắc Lắc, Eximbank là ngân hàng có uy tín và thương hiệu trong hoạt động kinh doanh vàng, dịch vụ thanh toán quốc tế và cung cấp tín dụng.

Bên cạnh những thành công, trong phát triển mạng lưới trên địa bàn Tây Nguyên, Eximbank cũng có nhưng tồn tại nhất định như mạng lưới chi nhánh của Eximbank còn khá mỏng, trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, Eximbank mới có chi nhánh ở 02 tỉnh là Lâm Đồng và Đắc Lắc. Công tác phát triển thương hiệu chưa được đầu tư thích đáng và mang lại hiệu quả thực sự. Hoạt động của hai chi nhánh vẫn mang tính chất riêng lẻ độc lập, chưa có tính liên kết hỗ trợ cao nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa bàn hoạt động, thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng bạn.

Chính vì vậy trong giai đoạn tới Eximbank cần thực hiện một cách đồng bộ những giải pháp về hoàn thiện chiến lược phát triển, xây dựng và phát triển đội ngũ, nâng cao tiềm lực tài chính cũng như hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phát triển mạnh mẽ hơn nữa mạng lưới chi nhánh của mình trên địa bàn Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn tây nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)