KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả với môn ngữ văn (Trang 27 - 31)

1. Kết luận:

Dạy học trên truyền thình và dạy học trực tuyến là cách đào tạo từng khẳng định nhiều thành tựu ở những nước tiên tiến từ rất lâu, và nhiều quốc gia vẫn đang xem là mô hình đào tạo có nhiều triển vọng. Ở Việt Nam, điều này khá mới mẻ, nhưng qua thực tiễn thời gian qua, hình thức đào tạo này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của không ít các nhà giáo và học sinh. Tôi nghĩ: sự bỡ ngỡ ban đầu - thậm chí còn là sự dụt dè, cẩn trọng thăm dò nữa, không hẳn là chỉ báo về năng lực mặt công nghệ, mà có khí, còn là về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nữa, khi ít nhiều còn chưa "kết nối được" giữa cách thức và con đường, giữa mục tiêu và mục đích. Tất nhiên, đó mới chỉ là ý nghĩ của cá nhân người viết.Khi thực hiện mô hình dạy học này, thuận lợi dễ thấy nhất là học sinh có thể học tại nhà mà không phải tập trung ở trường; giúp học sinh có được kiến thức qua hình thức học tập hiện đại và tiến bộ (ứng dụng công nghệ thông tin) gần gũi với các em; nếu bài giảng được chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực về chuyên môn và phương pháp thì có thể sử dụng được nhiều lần; một bài giảng online không giới hạn số lượng học sinh theo học, vì thế giáo viên có thể chia sẻ kiến thức của mình cho một số lượng lớn học sinh cùng lúc mà không bị giới hạn về thời gian và không gian học tập; có thể làm phong phú nội dung bài giảng bằng việc kết hợp cùng lúc nhiều ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy; nếu giảng dạy tốt, sẽ tạo được uy tín và ảnh hưởng nhanh và rộng hơn so với giáo viên offline; tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đảm bảo được sức khỏe và giảm bớt áp lực tâm lí khi đứng lớp thực tế; học sinh có thể chủ động trong việc tiếp thu bài học, có thể học mọi lúc, mọi nơi và có xem đi, xem lại một bài giảng; có thể chủ động lựa chọn nội dung học tập, tốc độ học tập phù hợp với năng lực và điều kiện riêng của bản thân. Với việc cho học sinh lớp 9 học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 mà tôi đã thực hiện trong đơt nghỉ dịch vừa qua, tôi nhận thấy: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,… đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh thời gian đầu còn nhiều học sinh không thích học bộ môn Ngữ văn nhưng đến nay học thì số học sinh có hứng thú học đã tăng lên rõ rệt lớp học do tôi tổ chức có khi lên đến 80 học sinh tham gia.

2. Kiến nghị:

- BGH nhà trường cần thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo kịp thời các bộ phận các tổ chuyên môn trong nhà trường; Lập kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường và có rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời.

- Các Tổ/Khoa chuyên môn cần phân công các giáo viên bộ môn xây dựng bài giảng qua video; Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong mỗi video giảng bài; Kiểm duyệt các video bài giảng của giáo viên bộ môn; Theo dõi, kiểm tra, đánh gia quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Giáo viên chủ nhiệmphải rà soát và đảm bảo kết nối với 100% phụ huynh, học sinh và các giáo viên bộ máy trong lớp chủ nhiệm; Nhận bài giảng video từ các giáo viên bộ môn, gửi vào nhóm của lớp; Nhận các phản hồi, kết quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em.

- Giáo viên bộ môn cần đảm bảo những kiến thức trọng tâm của bài dạy để truyền đạt đến học sinh; Chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; Lựa chọn những hình thức giảng dạy, tương tác để thu hút học sinh hào hứng tham gia học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình học tập của các em.

- Khi tạo liên kết và sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trong cùng thời điểm (qua ứng dụng skype online, messeger, wechat..) thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 sẽ diễn ra như dự định.

Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc dạy học trực tuyến cho học sinh qua bộ môn ngữ văn 9. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức dạy học trực tuyến trong trường học nói chung và trong môn học Ngữ văn nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGCƠ QUAN / ĐƠN VỊ CƠ QUAN / ĐƠN VỊ

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Bối cảnh của sáng kiến 1

2. Lý do chọn/thực hiện sáng kiến 1

3. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến 1

PHẦN NỘI DUNG 2 I. Thực trạng của nội dung/giải pháp cần nghiên cứu 2

1. Cơ sở lý luận 2

1. Cơ sở thực tiễn 3

II. Nội dung sáng kiến 3

1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề 42. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn 10 2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn 10 III. Khả năng áp dụng của sáng kiến 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung

1 PPDH Phương pháp dạy học

2 THCS Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả với môn ngữ văn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w