BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm, đề tài truyền cảm hứng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp (Trang 27 - 29)

Thông qua đề tài, người viết nhận thấy yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của một học sinh là có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, không có tệ nạn. Để làm được điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội, trong đó vấn đề chuẩn bị cho học sinh cảm hứng sống đẹp cũng là một mắt xích quan trọng. Từ đó, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ sau đây:

- GVCN cần linh hoạt các phương pháp sư phạm để lồng ghép tuyên truyền cảm hứng sống cho học sinh.

- Việc khơi gợi cảm hứng sống nhân văn, tốt đẹp không nên sự giáo điều, cứng nhắc, khiên cưỡng mà điều quan trọng là giáo viên phải làm cho các em tích cực, chủ động. Trong những giờ sinh hoạt, nên “nhường chỗ” cho các hoạt động tập thể, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng.

- Trong hầu hết các giờ sinh hoạt có thể lồng ghép truyền cảm hứng sống, không nhất thiết phải quá bài bản mà có thể bắt nguồn từ những sự việc, hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Đôi khi chỉ cần một lời động viên tích cực, kịp thời cũng có thể ngăn chặn, thậm chí đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực.

- GVCN phải thật sự gần gũi, quan tâm đến học sinh, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em để có thể nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện và những biến chuyển tâm lí của các em, kịp thời đưa ra phương pháp sư phạm phù hợp nhất.

- Sách là nguồn cung cấp tri thức, kỹ năng và nhiều tác dụng khác. Sách tốt giống như người bạn thân, người thầy tốt đối với mỗi học sinh. Giữa cuộc sống hiện đại, sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và cơn lốc xoáy của mạng xã hội, văn hóa đọc sách nhiều khi bị lãng quên. GVCN cần truyền cho học sinh niềm đam mê đọc sách, định hướng cho các em những tác phẩm hay, sâu sắc, có tính nhân văn cao. Từ việc đọc sách, có niềm đam mê với sách, thành tích học của các em được nâng cao, hạn chế tệ nạn xã hội, bồi dưỡng, xây đắp tâm hồn và khơi gợi lòng yêu đời ham sống trong các em.

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua việc thực hiện đề tài tôi thấy có rất nhiều cách thức để GVCN có thể truyền ngọn lửa yêu đời, ham sống của mình cho học sinh. Chìa khóa cốt yếu của vấn đề chính là việc nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi và dành tình yêu thương, sự quan tâm từ đáy lòng của người làm thầy, làm cô.

Việc truyền cảm hứng sống tích cực cho học sinh không phải là điều quá mới mẻ nhưng cũng đã trở nên rất cần thiết trong thời đại số hóa, thông tin đa chiều và không ít những quan điểm, lối sống, lối tư duy lệch lạc, độc hại. Thông qua một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, hy vọng sẽ có nhiều đồng nghiệp áp dụng, không chỉ trong giờ sinh hoạt lớp mà còn có thể lồng ghép trong các giờ học chính khóa, ngoại khóa. Những kinh nghiệm này cũng mới chỉ là bước đầu thực nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong Hội đồng khoa học và các cấp quản lí, các đồng nghiệp góp ý để bản thân tôi có điều kiện, cách thức tốt hơn khi thực hiện đề tài trong những năm sau.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm, đề tài truyền cảm hứng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w