Tác động tiêu cực đến việt nam:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Ta có thể thấy điều nay thông qua sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến việt namTheo

thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008)

Ví dụ, một đoàn khách Australia đã hủy hợp đồng với Trung tâm Du lịch Vietsky Travel vì tỷ giá ngoại tệ thay đổi làm giá tour tăng cao. Lượng khách quốc tế của nhiều công ty giảm tới 50%.

Theo ông Đào Hồng Thương, Phó giám đốc Trung tâm Vietsky Travel, suy thoái kinh tế thế giới khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá ngoại tệ trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gây khó khăn cho nhiều đoàn khách châu Âu. Một đoàn khách Czech khác cũng cho biết sẽ hủy hợp đồng vì không muốn mua vé máy bay giá cao, không chấp nhận giá tour tăng.

Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist, cũng cho hay, khách nước ngoài vào du lịch tại VN qua đơn vị này đã giảm tới 50% so với năm trước, đặc biệt là Thái Lan. Mỗi năm công ty đón khoảng 7.000 du khách Thái thì nay chỉ được một nửa.

Nhiều đơn vị lữ hành tên tuổi khác cũng đều bị sút giảm khách quốc tế như Vietran tour giảm 30%, Vietravel giảm 10%... Theo đại diện của Vietran tour, khách du lịch Malaysia, Trung Quốc mọi năm vào VN khá ồ ạt song nay thì cầm chừng.

Theo nhận định của một số đơn vị lữ hành, ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế thế giới, giá dịch vụ trong nước tăng cao cũng khiến khách quốc tế sút giảm. Năm nay, giá tour tăng 20% - cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là giá dịch vụ đầu vào tăng như hàng không, khách sạn, ăn uống...

Thông thường các hợp đồng đón khách đã được ký từ năm trước nên doanh nghiệp du lịch khá điêu đứng khi giá dịch vụ trong nước tăng ào ạt. Một đoàn khách Pháp mới hủy hợp đồng vì đơn vị báo lại giá tour tăng thêm 100 USD một khách.

*Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng khiến nhiều đoàn khách quốc tế cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam.

Nhiều khách sạn 5 sao trở nên vắng vẻ hơn, thay vào đó khách sạn 3 sao lại "lên ngôi". Theo chị Đào Việt Nga, đại diện khách sạn Melia, thời điểm này các năm trước công suất phòng tại khách sạn Melia thường đạt tới 90% song nay chỉ gần 80%. Một số khách hàng truyền thống cho biết họ chuyển sang đặt phòng khách sạn ít sao hơn để giảm chi phí.

Theo nghiên cứu của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, các khách sạn 5 sao trong quý 3 năm 2009 có hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%, giảm 19% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD một đêm. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường. Trong khi đó khách sạn 3 sao lại tăng công suất lên đến 80%.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch quốc tế 9 tháng là 3,3 triệu khách, chỉ tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường giảm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu...

Như vậy, khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác đông không nhỏ đến ngành du lịch, ngành được coi như là ngành công nghiệp không khói,trong đà suy giảm chung này, du khách đến VN vẫn thua các nước trong khu vực, do cách làm du lịch của ta vẫn không được cải thiện bao nhiêu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w