Khoai tây là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khá cao thích ứng với nhiều vùng sinh thái nên được trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những công trình nghiên cứu trên chỉ rõ rằng khoai tây có tiềm năng năng suất cao tuy nhiên sự chênh lệch giữa năng suất tiềm năng với năng suất thực tế cũng như chênh lệch về năng suất giữa các vùng, giữa các vụ…là khá
lớn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật…Để trồng khoai tây có hiệu quả kinh tế cao thì mỗi giống, mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và các biện pháp canh tác phù hợp. Ở Việt Nam, khoai tây đã được trồng từ lâu, hiện nay ở nhiều vùng, khoai tây trở thành cây vụ Đông chủ lực. Do điều kiện thời tiết khí hậu thuật lợi nên năng suất khoai tây ở nước ta còn thấp hơn rất nhiều so năng suất bình quân của thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất khoai tây. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về khoai tây ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng. Thời gian gần đây khoai tây đã được đưa lên trồng ở nhiều tỉnh Miền núi Trung Du phía Bắc và Bắc Trung Bộ nói riêng và đã khẳng định được vai trò của nó trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng tốc độ mở rộng diện tích còn chậm vì hiệu quả kinh tế không cao. Sở dĩ như vậy là vì hầu hết các giống khoai tây trồng ở vùng này đều được chọn lọc từ vùng Đồng bằng hoặc nhập từ Trung quốc có điều kiện sinh thái, đất đai khác với vùng Trung Du. Hơn nữa cũng chưa có công trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật riêng cho tỉnh Bắc Giang. Để khoai tây trở thành cây vụ Đông chủ lực, cây sản xuất hàng hoá như mong đợi của người dân cũng như lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu để tìm ra giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện vụ Đông.
Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
1. Phân tích điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu chi phối sản xuất khoai tây tại tỉnh Nghệ An
2. Đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây của tỉnh Nghệ An, từ đó xác định yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây ở tỉnh Nghệ An.
3. Lựa chọn giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất vụ đông tại tỉnh Nghệ An trong số các giống khoai tây nhập nội hiện có.
4. Xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ trồng, phân bón) nhằm xây dựng quy trình thâm canh phù hợp trong sản xuất khoai tây thương phẩm vụ đông.
5. Xây dựng mô hình trình diễn.