Câu 2: Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đối ngoại hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan Hệ quốc tế Cao cấp lý luận chính trị (Trang 38 - 40)

chiến lược cho cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược cụ thể hóa đường lối đối ngoại nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Phần đối ngoại trong Báo cáo chính trị đề cập nhiều định hướng cụ thể cho các hoạt động đối ngoại 5 năm tới. Từ Báo cáo chính trị đến Chiến lược và Cương lĩnh, đường lối đối ngoại của Đảng được đề cập phù hợp với nhiệm vụ đối ngoại trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhưng thống nhất về mục tiêu, nguyên tắc, phương châm và những định hướng lớn, lâu dài.

- Đai hội XII của Đảng (01/2016), trên cơ sở kế thừa những nội dung đối ngoại của các Đại hội trước đó, Đại hội XII nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là phải “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc”, xác định nhiệm vụ đối ngoại là phải “nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoai, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kiên quyết,kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… ”

Câu 2: Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đối ngoại hiện nay

Nguyên tắc

Có hai loại nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại: nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm và các nguyên tắc cụ thể:

- Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình huống, cần ba tránh: tránh bị cô lập; tránh xung đột; tránh đối đầu.

- Các nguyên tắc cụ thể:

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; + Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình; + Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Phương châm đối ngoại

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực.

Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm cả các yếu tố sức mạnh “cứng” như kinh tế, quân sự, con người…, các nguồn lực có thể huy động cả trong và ngoài nước, và các yếu tố của sức mạnh “mềm” như văn hóa, truyền thống… Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cần được vận dụng, kết hợp một cách hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.

Nội hàm sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay bao gồm: cuộc cách mạng khoa học công nghệ; xu thế toàn cầu hóa, hợp tác liên kết khu vực; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển…

Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới ngày nay luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra phương thức hữu hiệu để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong từng vấn đề cụ thể là nhân tố quyết định thành bại của phương châm này. - Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức từ bên ngoài cũng gia tăng. Do đó, cần nhận thức đúng và nắm vững vấn đề hợp tác và đấu tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế. Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực không thân thiện với ta lợi dụng sơ hở của ta để đẩy ta vào thế cô lập, đặc biệt là tránh một cuộc xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm lợi dụng mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các đối tác có quan hệ với nước ta, tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được, phân hoá và thu hẹp đến mức có thể được các thế lực chống đối hoặc không thân thiện với Việt Nam.

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần nhuyễn hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều, cả hai khuynh hướng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước. Cần phải tỉnh táo, có sách lược khôn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở rộng được quan hệ đối ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững môi trường hòa bình phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

- Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định lâu dài. Việc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong khu vực sẽ là sự bảo đảm hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.

Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn vì đó là những lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu vực và của Việt Nam. Với các nước lớn, phải coi trọng giữ quan hệ cân bằng, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này nhằm tạo được thế cân bằng chiến lược, tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tự chủ, tránh không để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liên minh với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác.

– Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả

Đây là phương châm đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về đối ngoại của Đại hội XII. Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu quả đối ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược phục vụ cho hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững …

Câu 3: Thành tựu và vấn đề đặt ra của quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan Hệ quốc tế Cao cấp lý luận chính trị (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w