- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
2.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng Thương mại, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các Ngân hàng Thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm
bảo để thu nợ.Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí,tuy nhiên:
Nhà nước nên có chính sách tạo nguồn vốn lâu dài cho nền kinh tế phát triển ổn định. Lãi suất ngân hàng cần được sớm xã hộ hóa, thị trường hóa trên cơ sở các yếu tố liên quan như tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ lạm phát và quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá hợp lý vừa ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát, đồng thời vừa khuyến khích lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, vừa tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư các dự án trung, dài hạn.
Ngân hàng Nhà Nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.
Nhà nước cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế trong đó đặc biệt chú ý đến hệ thống các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Nhà nước. Với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, xét thấy không cần duy trì sở hữu nhà nước thì có thể cổ phần hóa để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh; đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động không có hiệu quả có thể cho phép phá sản, giải thể.
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các Ngân hàng Thương mại và các doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm và xử lý thích đáng những sai sót, vi phạm trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với các dự án. Vì hiện nay do cạnh tranh gay gắt nên một số ngân hàng đã bỏ qua một số điều kiện trong quy trình cho vay , buông lỏng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dẫn đến nhiều khoản cho vay có chất lượng kém, nợ xấu trong nền kinh tế tăng cao thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng đã để nợ xấu vượt tỷ lệ vốn tự có .
Chính phủ, các bộ nghành cần sớm có chính sách xử lý các khoản nợ nợ xấu như thành lập công ty xử lý nợ xấu, tạo nguồn cho công nay hoạt động; Đối với các khoản nợ khó đòi của các doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan như lũ lụt, thiên tai…vv cần tạo nguồn cho các ngân hàng bù đắp các khoản nợ khoanh, để xóa nợ.
Ngân hàng Nhà nước có thể phối hợp với các bộ nghành xây dựng trung tâm thu thập các thông tin về doanh nghiệp, về thị trường, về chính sách, luật pháp của nhà nước…vv để cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy và kịp thời cho ngân hàng Thương mại giúp nâng cao hoạt động của các khoản tín dụng.