Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu tài chính ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Với mỗi khoản tín dụng được cấp thì luôn đi kèm với nó một mức rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì Ngân hàng nào cũng xác định là có thể gặp rủi ro. Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay các Ngân hàng đang áp dụng là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

“Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo qui định tại điều 6 và điều 7 được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, qui định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng luôn được hệ thống của Agribankđặc biệt quan tâm. Căn cứ quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. Ngày 25/04/2007, NHNN Việt Nam ra quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493 trước đó. Trên cơ sở phân loại nợ, định kỳ hàng quý Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2.10 Tình hình trích lập dự phòng và xử lý RRTD (2012 – 2014)

Đơn vị: triệu đồng

Năm Số tiền trích Thu nợ Xử lý Nguồn DPRR còn

lại

Năm 2012 454.080 350.011 305.224 498.867

Năm 2013 607.573 439.963 406.028 641.508

Năm 2014 817.085 535.102 498.503 853.684

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh)

Từ bảng 2.4 ta thấy số tiền trích lập dự phòng tăng dần qua các năm từ 454.080 triệu đồng năm 2012 lên 607.573 triệu đồng năm 2013 và tăng lên 817.085

triệu đồng năm 2014. Cho vay khách hàng càng lớn thì trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng càng cao.

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh)

Qua bảng 2.10 và Biểu đồ 2.11 thể hiện chi nhánh luôn quan tâm đến công tác trích lập dự phòng rủi ro hằng quý, hằng năm căn cứ vào chất lượng tín dụng và phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, đồng thời dựa trên khả năng tài chính của mình, chi nhánh đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro. Với quỹ dự phòng này Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong việc xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trích rủi ro cao tương ứng với nợ xấu cao, đây là điều mà Ngân hàng hoàn toàn không mong muốn.

Bảng 2.11: Dự phòng rủi ro tín dụng 2012-2014

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự Phòng 454.080 607.573 817.085

Dự phòng chung 290.105 353.983 500.175

Dự phòng cụ thể 163.975 253.590 316.910

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh)

Dự phòng chung và dự phòng cụ thể đều tăng qua các năm thể hiện ngân hàng rất chú trọng trong việc phòng ngừa và xử lý hậu quả khi có rủi ro xảy ra.Dự phòng chung các năm 2012;2013;2014 lần lượt là:290.105; 353.983; 500.175 triệu đồng.Dự phòng cụ thểlần lượt là 163.975; 253.590; 316.910 triệu đồng.Việc dùng Dự phòng là cần thiết trong chiến lược quản lý rủi ro cùng với cho việc dùng tài sản đảm bảo nhằm giảm tối đa những ảnh hưởng đối với ngân hàng. Dự phòng chung và dự phòng cụ thể của chi nhánh tăng qua các năm và được thực hiện theo đúng quy chế.

Một phần của tài liệu tài chính ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w