Giải pháp phát huy dân chủ trong nền giáo dục ở TP.HCM hiện nay

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỀN GIÁO DỤC ở TP HCM HIỆN NAY (Trang 26 - 32)

2.3.1 Cơ sở chung

*Thứ nhất, phải nhận thức đúng về vai trò dân chủ trong trường học

Dân chủ là sản phẩm tinh thần, sản phẩm đỉnh cao của văn hóa nhân loại, chỉ có xã hội văn minh thật sự được điều hành bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhân văn mới có dân chủ. Chỉ có xã hội dân chủ mới đáp ứng được sự phát triển nhu cầu bậc cao của con người theo đúng thang bậc nhu cầu của con người mà nhà tâm lý học Maslow đã nghiên cứu.

Con người không chỉ có nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp mà người ta đều mong muốn tự khẳng định mình, được tôn trọng và được cống hiến làm một con người tự do theo đúng nghĩa. Chỉ sống trong một môi trường dân chủ con người mới đáp ứng được nhu cầu cao đẹp đó.

Đặc biệt trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người. Giáo dục không trên cơ sở tôn trọng con người, không khuyến khích con người cống hiến, con người tự tin, tự trọng, tự chủ trong mọi việc làm của mình, nền giáo dục đó không thể coi là nền giáo dục có chất lượng.

Chất lượng giáo dục là chất lượng cuộc sống của con người được đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu bậc cao. Nói đến chất lượng cao của giáo dục trước hết học sinh phải được giải phóng về tinh thần, tự do phát triển nhân cách theo cách riêng và chỉ có dân chủ mới giúp thầy cô phát huy được sáng tạo, tài năng của mình cho sự nghiệp trồng người.

Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường nhưng thực hiện không được là bao. Vậy lỗi ở đâu mà dân chủ không thực hiện trong các nhà trường ?

Trước hết, các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn. Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh mà không thấy được rằng chỉ có quản lý dân chủ các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.

Đồng thời mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải xây dựng được “Văn hóa học đường”. Mà muốn có “Văn hóa học đường” trước hết phải có dân chủ trong mỗi nhà trường và trước hết mỗi hiệu trưởng phải có “Văn hóa quản lý”.

Để có dân chủ trong mỗi trường học, vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý, của hiệu trưởng là rất lớn, song nếu chỉ mới phát huy vai trò của Hiệu trưởng thì chưa đủ, chưa thể hiện đúng bản chất của dân chủ trong nhà trường. Hiệu trưởng phải tác động để nêu cao vai trò quần chúng, vai trò tập thể các nhà sư phạm.

*Thứ ba, đẩy mạnh vai trò của nhà giáo trong việc tham gia quản lý cơ sở giáo dục

Vậy “quản lý theo hướng dân chủ hóa” ở đây là phải quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo như thế nào ?

Không thể khác là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường. Cán bộ giáo viên, học sinh được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo, tham gia để làm chủ mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Không thể để tình trạng “bộ tứ” trong các trường chỉ để Hiệu trưởng “tự bố”.

Để cán bộ giáo viên, công nhân viên mỗi nhà trường được phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi người, mỗi bộ phận thì từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định 04/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 01/03/2000 ban hành quy chế Dân chủ trong các hoạt động nhà trường.

Tuy nhiên, tại sao các nhà trường vẫn mất dân chủ?

Về cơ bản những quy chế này đã không làm rõ vai trò trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong mỗi nhà trường khi không thực thi dân chủ trong nhà trường.

Không có cơ chế bắt buộc Hiệu trưởng phải giải trình với cấp trên và trước Hội đồng sư phạm về những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như tổng kết các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trong trường học hiện nay chỉ đánh giá thành tích phục vụ mục tiêu thi đua chứ không thực hiện mục tiêu dân chủ. Mọi hoạt động kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ hình thức, nghe và đọc theo báo cáo của Hiệu trưởng là chủ yếu. Vậy làm sao để tiếng nói của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường được tôn trọng mọi nguyện vọng chính đáng của thầy và trò phải được đáp ứng mỗi hy vọng có dân chủ.

*Thứ tư, đẩy mạnh dân chủ trên cơ sở phát huy quyền tự chủ của các trường học

Nghị quyết 29 đã chỉ rõ, đổi mới giáo dục phải gắn với dân chủ và tự chủ của các cơ sở giáo dục.

Nhưng hiện nay, chúng ta mới đang nghiên cứu để chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục Đại học về cơ chế tự chủ để các cơ sở giáo dục phải được tự chủ tất nhiên không thể làm ngay mà phải có lộ trình phân cấp cho các nhà trường được tự chủ thực hiện chương trình giáo dục, quản lý nhà giáo, quản lý tài chính.

Mỗi nhà trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm minh bạch công khai mọi hoạt động quản lý của nhà trường. Mỗi cơ sở giáo dục phải tự xây dựng “Thương hiệu riêng” như vậy giáo dục mới làm chủ chất lượng. Và chỉ khi có dân chủ và tự chủ thì các nhà trường mới chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo.

*Thứ năm, thực hiện dân chủ và tự chủ trong các trường học

Đó là việc phải đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng, đặc biệt Ban đại diện của cha mẹ học sinh và trường lớp, từng trường phải có tiếng nói, có hiệu lực trong việc tham gia đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục mỗi cơ sở giáo dục.

Dân chủ mỗi cơ sở giáo dục phải được đánh giá qua học sinh và cha mẹ học sinh - đối tượng phục vụ của mỗi nhà trường.

Việc đánh giá này phải được tiến hành bởi một cơ quan độc lập ngoài nhà trường, nhất là vận dụng công nghệ thông tin để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chắc chắn dân chủ sẽ hiện hữu ở các trường học.

Hy vọng thông qua các hội thảo về vấn đề dân chủ trong trường học sẽ tập hợp được nhiều sáng kiến để có cách tháo gỡ và đưa dân chủ đến các trường học một cách đích thực, đáp ứng sự mong mỏi của cha mẹ học sinh, giáo viên nhà trường.

*Lời khuyên từ Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện dân chủ với các trường học tại thành phố

Dân chủ thường được đề cập đến như một tính chất của một xã hội hay một cộng đồng, đơn vị. Nhưng thường chúng ta chỉ nhận thức nó như một mối quan hệ đơn thuần giữa cấp quản lý và người bị quản lý chứ chưa cảm nhận hết được giá trị nhân văn sâu sắc của dân chủ trong cộng đồng xã hội như đã nói ở phần mở đầu trên đây. Chân lý ấy còn có ảnh hưởng lớn trong học sinh, thế hệ tương lai của đất nước, một đất nước văn minh, dân chủ. Cho nên chúng ta phải thể hiện sự dân chủ như là một lẽ sống, không chỉ là mối quan hệ bình thường để có thể đối phó hoặc giả tạo với nó ! 2.3.2 Khía cạnh nhà trường

*Nâng cao nhận thức đúng đắn của học sinh (sinh viên) về dân chủ và tinh thần dân chủ trong trường học

Trong trường học, giáo viên cần là cầu nối để học sinh (sinh viên) hiểu và nhận thức đúng đắn về dân chủ và tinh thần dân chủ. Phát huy dân chủ trong dạy và học đồng thời phải chống dân chủ cực đoan, dân chủ không tuân theo nội quy, quy định của trường học và môn học. Trong dạy học, mọi ý kiến khác nhau cần được thảo luận dân chủ, thẳng thắn và giáo viên cần là người điều hành cũng như kết luận lại những vấn đề thảo luận. Ngoài việc nâng cao nhận thức cho học sinh (sinh viên), điều quyết định bảo đảm thực hiện dân chủ trong dạy học một cách hiệu quả đó là phải có phương pháp đúng đúng, có những quy định cụ thể và phải có công bằng trong hoạt động dạy học.

Giáo viên cũng cần phải cho học sinh (sinh viên) thấy được dân chủ và phát huy tinh thần dân chủ là quyền và nghĩa vụ của người học nhằm xây dựng một môi trường học thuật, giáo dục và xã hội dân chủ thực sự.

*Dân chủ trong dạy học phải bắt đầu từ cách làm của người dạy học

Thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh (sinh viên) một cách công khai.

Tạo môi trường dân chủ thật sự để học sinh (sinh viên) sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến thông qua các hoạt động dạy học, đối thoại với học sinh (sinh viên).

Tạo quan hệ dân chủ, thoải mái giữa giáo viên với học sinh (sinh viên) thực sự là mối quan hệ dân chủ.

Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh (sinh viên) phát huy hết các khả năng, vận dụng kĩ năng vào quá trình học.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động, hình thức dạy học với nhiều nội dung phong phú, có không khí học thuật, đảm bảo tính khoa học để học sinh (sinh viên) được trao đổi, chia sẻ thẳng thắn những quan điểm và phương pháp của mình nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho quá trình dạy – học.

Giáo viên công khai đề cương, bài giảng, giáo trình và hình thức đánh giá trước khi tiến hành dạy học.

Coi hoạt động dạy học là diễn đàn trao đổi, thảo luận. giáo viên tôn trọng ý kiến của học sinh (sinh viên), tạo điều kiện học sinh (sinh viên) tham gia xây dựng phát triển bài học. giáo viên tránh tư tưởng trù dập học sinh (sinh viên), coi mình là ông vua có thể sát phạt học sinh (sinh viên) một cách tùy tiện

Học sinh (sinh viên) xác định rõ vai trò học tập của mình, tránh tư tưởng thụ động một chiều, dĩ hòa vi quý, có quyền tranh luận với giáo viên và học sinh (sinh viên) để đi đến chân lý.

*Dân chủ trong kiểm tra đánh giá

Giáo viên tổ chức đánh giá kết quả học tập công khai dân chủ, học sinh (sinh viên) có quyền khiếu nại, phản ánh khi nhận thấy kết quả đánh giá không chính xác.

Các đề cương ôn thi, đề thi cần hướng đến “mở hóa” để dần xóa bỏ dạng đề thi đóng. Cần có ngân hàng đề thi cho tất cả các học phần lý luận chính trị để từ đó phát huy năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề của sinh viên, hướng người học đến năng lực tự nghiên cứu, tự học và đưa ra được quan điểm cá nhân dựa trên nền tảng khoa học.

Trong quá trình học cũng cần khuyến khích bằng hình thức cộng điểm cho học sinh (sinh viên) có năng lực và tinh thần xây dựng bài; đồng thời có hình thức trừ điểm phù hợp cho học sinh (sinh viên) ý thức học kém.

3. Kết luận

Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là: nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng Nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Để phát triển, mỗi dân tộc, không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Môi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm nhân cách, kỹ năng.

Dân chủ trong ngành giáo dục luôn được xã hội và nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện dân chủ tại nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao, vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ. Tuy trường nào về hình thức cũng có khẩu hiệu, hô hào về công khai và dân chủ, kết thúc các cuộc họp, ai cũng nhất trí nhưng trong lòng còn bộn bề tâm tư, nghĩ suy về việc đánh giá giáo viên không công bằng, về thưởng phạt, phân công, chi tiêu mua sắm công, xây dựng cơ sở vật chất, thái độ của hiệu trưởng đối với giáo viên… Điều đáng ngại là sự im lặng ngồi nghe về những khoản thu chi sai luật, mua sắm bất

minh, thu của học sinh những món tiền vô lý. Quyền lợi của tập thể và quyền lợi của chính bản thân bị xâm phạm.

Quá trình thực hiện dân chủ trong các trường đại học ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Môi trường dân chủ đã được hình thành và ngày càng đi vào thực chất ở các trường đại học để kích thích khả năng sáng tạo và cống hiến của cán bộ, giảng viên. Nhận thức và ý thức dân chủ cũng như năng lực và hành vi làm chủ của các chủ thể ngày càng được nâng cao.

Tuy đã đạt được những thành tích bước đầu quan trọng, nhưng quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường đại học nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Hạn chế này thường được biểu hiện trên hai phương diện chính là: dân chủ tùy tiện, thiếu định hướng dẫn đến vi phạm các nguyên tắc, quy định về dân chủ của cấp trên; hoặc ngược lại, vận dụng một cách cứng nhắc các văn bản, quy định, quy chế dân chủ được áp đặt từ trên xuống vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường nên không thấy được tính đặc thù của quá trình này trong khuôn khổ nhà trường đại học, dẫn đến hiện tượng rập khuôn giáo điều; vẫn còn những biểu hiện dân chủ hình thức trong một số hoạt động của nhà trường.

Để có dân chủ trong mỗi trường học, vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý, của hiệu trưởng là rất lớn, song nếu chỉ mới phát huy vai trò của Hiệu trưởng thì chưa đủ, chưa thể hiện đúng bản chất của dân chủ trong nhà trường. Hiệu trưởng phải tác động để nêu cao vai trò quần chúng, vai trò tập thể các nhà sư phạm.

Một phần của tài liệu DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỀN GIÁO DỤC ở TP HCM HIỆN NAY (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)