TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (Trang 29 - 30)

III. TỔNG KẾT: 1 Nghệ thuật:

5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: + Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Tìm nghe bài hát “Để Mị nói cho mà nghe” của Hoàng Thùy Linh. Viết cảm nhận sau khi nghe bài hát đó

-HS thực hiện nhiệm vụ

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Kĩ năng sống hình thành: kĩ năng tự nhận thức,

tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

- Vẽ đúng bản đồ tư duy

- Tìm trên Yotube và viết cảm nhận

4. Hiệu quả của giải pháp

Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống trong các tiết dạy đã đem lại kết quả tốt đẹp trong dạy và học. Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu bài học. Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp ngày càng nhiều hơn. Các em yêu thích và say mê bộ môn hơn, số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng, số học sinh yếu cũng giảm dần. Vai trò của bộ môn vì thế cũng được tăng lên, góp phần đổi mới công tác dạy học môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn lớp 12 nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Là giáo viên đang đứng trên bục giảng khi nghiên cứu đề tài này nó giúp tôi nắm vững lí luận, nội dung và vai trò, mục đích của việc vận dụng kỹ năng sống nhằm phát triển năng lực của học sinh đồng thời có thể áp dụng có hiệu quả hơn trong quá trình dạy học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Hương Trà bản thân giáo viên đã cố gắng vận dụng tối đa việc giáo dục kỹ năng sống vào một số bài học có thể.

Kết quả cho thấy học sinh đã làm quen, hứng thú và vận dụng tốt các kiến thức trong bài với thực tế. Trong giờ học đã chú ý học hơn, số học sinh tham gia hoạt động đông hơn làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn.

Kết quả khảo sát chất lượng và thăm dò ý kiến học kì II trên 39 học sinh tại lớp 12B2 như sau: Học lực Kĩ năng Hứng thú học tập - 8% xếp loại giỏi - 42% xếp loại khá - 50% xếp loại trung - 75% tự nhận thức được năng lực, sở thích, ứng phó với căng thẳng. - 85% hs hứng thú với môn học. - 65% tích cực tham gia

bình

- Không còn học sinh yếu, kém

-60% các em có kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo.

- 60% có khả năng tự giải quyết, các vấn đề hợp lí, hợp tình

phát biểu, xây dựng bài. - Giảm đáng kể số học sinh không làm việc trong mỗi giờ học

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Kết luận

Rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, là hành trang để mỗi người sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống, đi đến sự hoàn thiện bản thân. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh cấp 3 - lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lý. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương trình rèn luyện thích hợp để các em có thể những kỹ năng cơ bản giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống.

Là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy. Ở mỗi bài học, tôi đều cố gắng lồng ghép những bài học thực tế để các em có điều kiện trau dồi thêm kỹ năng sống cho bản thân. Mỗi ngày một bài học, mỗi ngày một tình huống cần giải quyết, tôi tin chắc, sau một khoảng thời gian, năng lực nhận thức của các em sẽ được cải thiện, mở rộng và sâu sắc hơn, từ đó học sinh sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình cho phù hợp.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài học môn Ngữ văn 12. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và những ý kiến đóng góp bổ ích từ các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi thêm hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (Trang 29 - 30)