Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì là một trong 14 xã vùng đồng bào dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn. Những năm qua, nhờ chủ động, sáng tạo trong phát triển sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội ở đây đã có nhiều đổi thay tích cực. Nhiều năm trước, đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Quanh năm vất vả nhưng thu nhập lại rất thấp. Để phá thế thuần nông, đưa kinh tế hộ vươn lên, bà con nơi đây đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, hình thành nhiều trang trại cho thu nhập tốt hơn. Mỗi thôn, người dân đều cố gắng tận dụng ưu thế riêng để phát triển kinh tế.
Đặc biệt, nghề chăn nuôi bò sữa mang lại thu nhập rất tốt cho người dân các thôn, xóm ở Tản Lĩnh. Nghề này, đầu tư tuy cao, nhưng bù lại, việc chăm sóc không quá phức tạp, lại nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của cán bộ khuyến nông địa phương nên việc chăn nuôi phát triển khá thuận lợi. Cũng bởi vậy mà các mô hình chăn nuôi bò sữa có mặt tại hầu hết các thôn, xóm, trong đó, tập trung nhiều nhất là thôn Việt Long. Hiện, tổng đàn bò sữa của xã Tản Lĩnh đã lên tới 2.300 con. Mỗi ngày cung ứng cho thị trường hàng chục tấn sữa tươi.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên vàtình hình kinh tế xã hội của xã
Tản Lĩnh.
2.1.3.1. Về tự nhiên
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lý của xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò sữa đặc biệt là trong lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại và du lịch.
- Không khí trong lành, nguồn cung từ tự nhiên phong phú, đa dạng - Thuận lợi cho trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây lấy gỗ
* Khó khăn:
- Hệ thống giao thông không thuận tiện cho việc đi lại của người dân, trao đổi hàng hoá cũng như tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Một số khu dân cư phân bố lộn xộn, phát triển không theo quy hoạch, nhiều ao, hồ bị san lấp để xây dựng nhà cửa, ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và hệ sinh thái.
- Một số khu vực bị ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, người dân không có nước sạch để sử dụng.