Giá trị, ý nghĩa của TTHCM về dân vận (5)

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận (Trang 35 - 39)

1. Tư tưởng dân vận HCM – một nhân tố thắng lợi của cách mạng VN

Tư tưởng HCM về dân vận và công tác dân vận là một trong những nhân tố góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng VN. Nhờ làm tốt công tác dân vận mà Đảng ta đã huy động được sức mạnh toàn dân tộc chiến thắng những đế quốc hùng mạnh.

Từ tháng 10 năm 1930 đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn luôn đặt công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm tập hợp, tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhân dân thành một lực lượng to lớn, đông đảo, đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia các phong trào cách mạng vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Công tác dân vận - vận động các tầng lớp nhân dân của Đảng trở thành nhiệm vụ chiến lược, cấp bách của Đảng ta qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng, nhân dân sau khi Đảng ta được thành lập và lãnh đạo như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thời kỳ 1930- 1931, phong trào Mặt trận dân

chủ Đông Dương thời kỳ 1936-1939, phong trào Phản đế 1939-1941 và phong trào Mặt trận Việt minh thời kỳ 1941-1945... đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc tập hợp, chuẩn bị lực lượng, phát huy sức mạnh, truyền thống đoàn kết toàn dân tộc thực hiện các mục tiêu cách mạng. Thông qua các phong trào quần chúng, Đảng ta đã xây dựng, phát triển lực lượng chính trị ngày càng đông đảo, hùng hậu, với đầy đủ các thành phần, giai cấp, tầng lớp nhân dân, đồng thời kết hợp với việc xây dựng lực lượng vũ trang, chớp thời cơ, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập, xây dựng chính quyền công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong suốt 30 năm trường kỳ của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược( 1945-1975), với tinh thần “ không có gì quý hơn độc lập tự do”, công tác vận động của Đảng đã góp phần tuyên truyền, vận động, tổ chức những phong trào cách mạng rộng lớn, động viên sức người, sức của, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, làm nên những chiến thắng vẻ vang, những chiến công hiển hách, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta đã rút ra được những bài học liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với công tác dân vận của Đảng đó là:

“ Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi của lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng ta là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước”.

“ Không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu và bài học lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, bởi “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

2. TTHCM về dân vận và công tác dân vận tiếp tục soi sáng công tác dân vận của Đảng trong thời kì đổi mới

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, quyết tâm đổi mới toàn diên, đưa nước ta chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới và rút ra Bốn bài học, trong đó có bài học quan trọng là “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, phải đặc biệt chăm lo củng cố mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân”. Đến nay sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác dân vận của Đảng cũng đổi mới một cách cơ bản, toàn diện cả về quan điểm, nhận thức, nội dung, phương thức hoạt động đến bộ máy, tổ chức, cán bộ.

Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết Trung ương 8B về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, cho đến nay Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị. Nghị quyết đã nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân:

Hai là: động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Ba là: các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng.

Bốn là: công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.

Tại đại hội VII, Đảng ta đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm chủ yếu, trong đó có bài học liên quan đến việc mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. Đại hội đã xác định phải xây dựng cơ chế để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Với chủ đề “ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục chỉ rõ những quan điểm công tác chỉ đạo công tác dân vận của Đảng: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng khối đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” . Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 đã ban hành 3 Nghị quyết quan trọng, về “ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”; “Công tác dân tộc”; “Công tác tôn giáo”. Đây là những Nghị quyết rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, cụ thể, thiết thực đối với công tác vận động quần chúng của Đảng, đối với từng giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo theo hướng “ Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”

Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Phải xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân”.

Đồng thời với việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, Đảng ta luôn luôn quan tâm tăng cường bộ máy, tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

Đến nay Hệ thống dân vận trong cả nước, từ Trung ương đến cơ sở, đã khá đồng bộ, được kiện toàn, tăng cường cả về tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay đang đặt ra cho công tác dân vận những yêu cầu mới rất to lớn. Hằng ngày mỗi chúng ta cùng sống với cộng đồng xã hội và với nhân dân. Nhưng chỉ với tấm lòng vì dân, vì nước, yêu thương nhân dân thì chúng ta mới hiểu thấu đời sống vui buồn, đau khổ, những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến và những bức thiết đang đặt ra hằng ngày của nhân dân. Đội ngũ những người làm công tác dân vận của Đảng phải thường xuyên rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, trau dồi phẩm chất đạo đức, phong cách công tác trong phong trào cách mạng của nhân dân và trong thực tiễn của cuộc sống. Người cán bộ dân vận phải thực sự thấm nhuần phương châm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; thực sự “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận (Trang 35 - 39)