Tỷ lệ thất nghiệp của lao

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam thời kì 2001 - 2005 (Trang 28 - 31)

Tỷ lệ thất nghiệp của lao

động trong độ tuổi ở khu vực thành thị

Tỷ lệ thời gian lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn

chưa được sử dụng 2001 6,28 25,74 2002 6,01 24,58 2003 5,78 22,35 2004 5,60 20,90 2005 5,31 19,35 Kết quả:

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những kết quả rất quan trọng.

Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đang tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.

Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trước thời kỳ đổi mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, đến nay tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 50% GDP, tức là trên 25 tỷ USD/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ năm 2000 đến 2005 tăng khoảng 19%/năm, nhập siêu khoảng 4 tỷ USD/năm, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tuy còn cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 36% năm 2005, hàng nông, lâm thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24%; hàng công nghiệp nhập và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 38,8% lên 39,8%.

Một số sản phẩm của Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới với những thương hiệu có uy tín. Đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng rất nhanh, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang những nền kinh tế lớn. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.

Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001-2004 khoảng 7,2% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,6%)…

- Tổng quan kinh tế : Việc áp dụng các chính sách kinh tế đối ngoại cùng với các chính sách tài khóa và tiền tệ, đến cuối năm 2005 nền kinh tế nước ta đã giành được một số thành tựu :

Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi vẫn duy trì được những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc (tỷ lệ nợ thấp, lạm phát ở mức có thể chấp nhận được, tỷ lệ tiết kiệm cao và sự phân hoá giầu nghèo thấp).

Dưới đây là bảng tổng kết giai đoạn 2001- 2005:

Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu và tốc độ tăng bình quân hàng năm (Triệu USD) 1986-1990 1111 1991-1995 1996-2000 2001-2005 Xuất khẩu 7032 17156 51825 110830 Chỉ số phát triển 5 năm (%) 130.7 119.3 122.1 117.9 Tốc độ tăng bình quân năm (%) 28.0 17.8 21.6 17.5 Nhập khẩu 12685 22784 61615 130151 Chỉ số phát triển 5 năm (%) 108.5 127.3 115.0 119.1 Tốc độ tăng bình quân năm (%) .2 24.3 13.9 18.8

Cán cân Thương mại -5653 -5628 -9789 -19321

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu (Triệu USD)

1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005Tổng số 19716.7 39940.2 113438.8 240981.8 Tổng số 19716.7 39940.2 113438.8 240981.8

Châu Á 4116.6 28597.8 80985.0 159808.9

Tỷ trọng (%) 20.9 71.6 71.4 66.3

Trong đó: Đông Nam Á 1449.7 10898.5 28319.5 49490.5

Tỷ trọng (%) 7.4 27.3 25.0 20.5

Châu Âu 12870.8 6600.1 20683.6 40274.9

Tỷ trọng (%) 65.3 16.5 18.2 16.7

Trong đó: Đông Âu 11249.2 2053.8 13901.4 13617.6

Tỷ trọng (%) 57.1 5.1 12.3 5.7

Châu Mỹ 120.8 758.9 4952.2 26844.1

tình hình kinh tế-xã hội nước ta trong 5 năm 2001-2005 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực. Nền kinh tế có thêm nhiều thành tựu mới và tương đối toàn diện. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều thu được những kết quả vượt trội so với kế hoạch 5 năm 1996-2000, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ IX. Đáng chú ý là, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,51%; cơ sở hạ tầng và dịch vụ được tăng cường; đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng có những mặt tiến bộ.

Tuy nhiên hạn chế và bất cập cũng không phải là ít. Nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển và còn nhiều mặt mất cân đối; đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết; tình trạng vi phạm kỷ cương phép nước và quan liêu, tham nhũng chưa có chiều hướng giảm, đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Những hạn chế và bất cập này nếu không có biện pháp xử lý và khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam thời kì 2001 - 2005 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w