Nhận xét về mối quan hệ giữa FDI đến tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 27 - 32)

Trong những năm qua vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với kinh tế Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn.Qua phân tích tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, ta thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam có mối quan hệ hai chiều. FDI là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước và ngược lại, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng thu hút vốn FDI.

1. Tích cực

FDI đã đem lại những giá trị tích cực cho nền kinh tế, cụ thể:

Một là, góp phần bổ sung vốn đầu tư xã hội: Vốn FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Vốn FDI thực hiện năm 2018 đạt gần 20 tỷ USD là con số lớn, chiếm gần 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và góp phần 20% giá trị GDP.

Hai là, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại, góp phần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Thông qua các doanh nghiệp (DN) FDI, Việt Nam có thể nhanh chóng hợp tác với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, qua đó từng bước nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Ba là, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. FDI tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu, tiếp thu những công nghệ tiến tiến, tạo ra những sản phẩm mới, năng suất và có khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước với giá trị ngày càng gia tăng.

Bốn là, góp phần nâng cao trình độ công nghệ: FDI có thể coi là kênh quan trọng để phát triển công nghệ. Qua khu vực FDI, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới phát triển các ngành sử dụng công nghệ hiện đại như: Điện tử, cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học... Đồng thời FDI còn góp phần thúc đẩy phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp với trình độ khoa học công nghệ tiến tiến hiện đại, tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Năm là, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực: Theo kết quả tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống kê, nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong DN FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4

28

triệu lao động (chiếm 26% tổng số lao động khu vực DN). Ngoài lao động trực tiếp, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm với khoảng 5 - 6 triệu lao động.

Thông qua hệ thống đào tạo nội bộ ở trong nước và nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với cơ sở bên ngoài, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Số liệu điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp FDI tham gia đào tạo cho người lao động tương đối cao, đạt 57% (năm 2017), trong đó, tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17%. Qua đó, doanh nghiệp FDI đã góp phần hình thành và phát triển một lực lượng lao động có kỹ năng nghề và du nhập nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến…

2. Tiêu cực

Bên cạnh những kết quả tích cực, cũng cần phải nhìn nhận cả những thách thức, khó khăn để thấy rõ những tác động hai mặt mà FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam như sau:

- Liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước chưa đạt như kỳ vọng, tỷ lệ “nội địa hóa” trong một số ngành công nghiệp thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm không cao.

- Nhiều dự án FDI tập trung ở một vài công đoạn trong các ngành sử dụng nhiều lao động để gia công, lắp ráp và chế biến; Đầu tư của khu vực FDI vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn rất hạn chế.

- Khu vực FDI vẫn còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ tài chính, một số DN FDI có biểu hiện lạm dụng chính sách ưu đãi, cơ chế “chuyển giá” để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh.

- Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều DN FDI chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây tàn phá môi trường tự nhiên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi…

- Các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước ta vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia. ĐTTTNN có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ của nước ta, các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào ĐTTTNN, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn thì sự phát triển kinh tế đất nước chỉ là một phồn vinh giả tạo.

29

- Chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tức là chúng ta đã đề cập đến một nguy cơ là sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp và chỉ ở mức trung bình. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu.Vì vậy, họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho nước nhận đầu tư - là chúng ta - để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ. Điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm được làm ra khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Như vậy, cần phải nhìn nhận FDI là ngoại lực quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng nếu không quản lý, sử dụng không hiệu quả sẽ phải đối diện với những tác động xấu ảnh hưởng đến quy hoạch, làm mất cân đối cơ cấu đầu tư, cơ cấu vùng, gây ô nhiễm môi trường và tiếp thu khoa học - công nghệ lạc hậu.

IV. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay

Từ cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI tại Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong những năm tới như sau:

-Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Biến động của FDI đang phụ thuộc nhiều và chủ yếu vào GDP nên việc tạo ra các cú sốc đối với GDP sẽ có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI. Trong bối cảnh hiện tại với mức tăng trưởng kinh tế không cao, lạm phát ở mức thấp thì việc Chính phủ thực hiện nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa không chỉ giúp cho tăng trưởng kinh tế mà còn là phương cách thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

-Đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục- đào tạo. Chất lượng giáo dục- đào tạo của cả một hệ thống quốc dân nói chung vẫn là một vấn đề gay cấn nhất, chất lượng đào tạo đại trà chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thấp và thua so với trình độ trong khu vực và quốc tế. Do vậy cần phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo nghề trung học chuyên nghiệp và đại học mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng trong tời gian tới.

-Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: tích lũy vốn trong nước là tiền đề tác động tốt đến thu hút vốn FDI dù có những yêu tố chưa thật rõ ràng nhưng theo chiều ngược lại thì rất rõ. Việc thúc đẩy tích lũy vốn có thể được thông qua việc cắt giảm dần các khoản chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước. Việc này không chỉ làm tăng nguồn vốn cho đầu

30

tư của cả nền kinh tế (tăng đầu tư công) mà còn có tác dụng giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

-Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: mở của và tự do hóa thương mại được coi như một kênh thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nó vừa là thời cơ vừa là thách thức cho Việt Nam. Độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đến năng suất, do đó trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình đàm phán song phương và đa phương về thương mại.

-Cải cách và hoàn thiện thể chế hành chính nhằm tạo ra sự hấp dẫn, thu hút và triển khai dự án FDI: Để đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ cần phải chú ý nhiều hơn tới việc thực hiện tốt hai chức năng: Một là cung cấp “dịch vụ công”, kể cả dịch vụ “cứng” (kết cấu hạ tầng vật chất như hạ tầng giao thông, bến cảng, công trình điện, nước,…) và dịch vụ “mềm” (dịch vụ hải quan, dịch vụ thuế, bảo hiểm, dịch vụ đăng kí và cấp phép kinh doanh, giấy phép đầu tư,…). Hai là chức năng kiểm tra giám sát các hoạt động trong xã hội nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng theo hướng giảm mức độ, phạm vi, lĩnh vực can thiệp, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lí, điều tiết của các cơ quan nhà nước.

-Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng của chính sách điều chỉnh và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, là con đường nhanh nhất làm giảm quyền lực thị trường độc quyền và chuyển sang thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Cần tăng cường liên kết kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam có nhiều mô hình gắn kết thành công, cần tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng như mô hình liên kết kinh doanh chuỗi giá trị - ngành du lịch, ngành Logistics (dịch vụ vận tải kho bãi), ngành chế xuất chế biến thực phẩm, hiệp hội da giày Việt Nam, liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam- ngành công nghiệp ô tô,…

-Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư nước ngoài: Muốn như vậy chính phủ cần khuyến khích liên kết sản xuất sản phẩm và sản phẩm phụ trợ giảm sự phụ thuộc giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm phụ trợ nước ngoài, thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và các tập đoàn xuyên quốc gia. Từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành các doanh nghiệp phụ trợ. Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải: xấy dựng quy hoạch tổng thể, xấy dựng trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ, xấy dựng khu công nghiệp riêng cho ngành công nghiệp phụ trợ.

-Thực hiện ưu đãi FDI trong ngành chế tác: ngành công nghiệp chế tác đang chiếm hơn 50% vốn FDI của toàn bộ nền kinh tế nên cần có những ưu đãi hơn với các doanh nghiệp trong ngành này. Tuy nhiên, các nhóm ngành sản phẩm khác nhau trong ngành

31

công nghiệp chế tác tương quan nhịp tăng FDI với lợi nhuận, lao động khác nhau đáng kể. Do vậy trong thời gian tới Chính phủ cần có định hướng can thiệp nhằm phân bố vốn FDI theo hướng đầu tư nhiều hơn vào nhóm ngành có hệ số tương quan nhịp tăng của FDI với lợi nhuận cao.

-Định hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI: cần định hướng cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đối với những ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế, như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, nên thúc đẩy đầu tư nhiều hơn.

Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế đất nước ta. Song, triển vọng đầu tư FDI tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.

PHẦN KẾT LUẬN

Với những nghiên cứu ở trên, chúng ta thấy rằng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những hạn chế cần khắc phục, FDI đã mang đến những cơ hội về nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, là một cách để tăng cường năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ, khai thông thị trường sản phẩm,….Với ý nghĩa đó, để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế cũng như tối đa hóa lợi ích mà FDI mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hòa hơn trong việc xây dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với bài thảo luận này, chúng tôi hi vọng ở 1 khía cạnh nào đó đã làm rõ được mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2009- 2019 và mang lại cái nhìn tổng quan nhất.

32 Tài liệu tham khảo:

1. Tổng cục thống kê(gso.gov.vn)

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

3. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thúy Vân, “ Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2016”

4. Thực trạng DN có vốn đầu tư nước ngoài 2011-2016(Nhà xuất bản Thống kê-2018) 5. Tổng cục Đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn)

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)