Giờ
-Rà soát, thực hiện phân cấp mạnh mẽ về công tác quản lý hành chính nhà nước cho chính quyền xã phù hợp với khả năng và quyền hạn nhất định, tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở có ý thức chủ động trong thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.
-Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức về thực hiện chức năng thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
-Hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm túc cơ chế kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở mỗi cấp, mỗi ngành, nhất là chính quyền cấp cơ sở. Lưu ý hoạt động kiểm tra, giám sát này phải được đổi mới với những hình thức phù hợp, phân quyền kiểm tra, giám sát cho các cơ quan theo hướng hợp lý.
-Tạo điều kiện trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên môn nghiệp vụ dành cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhất là trang bị các công cụ hỗ trợ khác như đo lường chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng về môi trường,…để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, qua đó góp phần thực thi nhiệm vụ đạt kết quả tốt.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã là yêu cầu tất yếu khách quan trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác, nhu cầu nâng cao đời sống của
Nhân dân và xu thế đô thị hóa, phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới là thực tiễn khách quan, luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Thông qua nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước về kinh tế ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu tiểu luận tốt nghiệp. Từ những căn cứ khoa học, qua nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. Các giải pháp nêu trên nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tại địa phương.