“Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.” “Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
g. Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;”
“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;”
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền hủy hôn nhân trái pháp luật là Tòa án nhân dân cấp huyện, trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
1. Hậu quả pháp lý việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Quyết định của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh C về hậu quả pháp lí việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau:
1.1. Về quan hệ hôn nhân:
Hủy kết hôn trái pháp luật giữa chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B, chị Phương Anh và anh B phải chấm dứt quan hệ vợ chồng.
1.2. Việc nuôi con chung:
Áp dụng thêm Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự, ghi nhận sự thỏa thuận của chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B tại phiên tòa.
Anh Đoàn Văn B và chị Trần Thị A có 02 con chung tên Đoàn Thị L, sinh ngày 13/12/2008 và Đoàn Văn K, sinh ngày 12/01/2015, anh B và chị Phương Anh thỏa thuận cụ thể:
Chị Trần Thị A là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên Đoàn Hà Linh, sinh ngày 13/12/2008 cho đến khi con chung đủ 18 tuổi; Anh Đoàn Văn B là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung tên Đoàn Quang Vinh, sinh ngày 12/01/2015 cho đến khi con chung đủ 18 tuổi.
1.3. Về cấp dưỡng nuôi con chung:
Các bên không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau.
Về quyết định của Tòa án theo em là thỏa đáng. Vì khi tòa án nhân dân hủy việc kết hôn trái pháp luật của chị A và anh B đã giải quyết đủ các vấn đề sau:
1.4. Về quan hệ nhân thân:
Về nguyên tắc Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Cụ thể ở đây là chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đánh kết hôn (xác định khi kết hôn chị Trần Thị A, sinh ngày 27/12/1992 chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (15 tuổi 06 tháng 10 ngày), như vậy việc đăng ký kết hôn
tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C đã vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về kiện kết hôn như sau: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên,
nữ từ mười tám tuổi trở lên”)
Do đó, giữa họ chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng. Việc họ chung sống như vợ chồng là trái pháp luật. Vì vậy, “khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ, chồng” (Khoản 1, Điều 17). Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hai người phải chấm dứt cuộc sống trái pháp luật đó.
1.5. Về việc chia tài sản:
Theo Bản án “Tài sản chung, nợ chung, cho vay chung chị Trần Thị A, anh Đoàn Văn B tự khai không có, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét.”
Tuy nhiên theo Khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền
sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.” Do hai
người kết hôn trái pháp luật nên giữa học không phát sinh quan hệ vợ chồng. Vì vậy, tài sản mà họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, tài sản chung (nếu có) được chia theo thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì toàn án quyết định chia trên cơ sở công sức đóng góp của mỗi bên trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của người đó. Tuy nhiên, người có tài sản riên phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình. Nếu không chứng minh được thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Khi chia tài sản chung cần ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
1.6. Về quan hệ giữa cha mẹ và con:
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không, còn tồn tại hay chấm dứt. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không là vợ chồng nhưng vẫn là cha mẹ của con chung. Khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp của cha mẹ ly hôn” (khoản 2 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Tòa án nhân
dân phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các bên đương sự và căn cứ vào các quy định pháp luật để giài quyết cho hợp tình, hợp lý (căn cứ vào các điều 92, 93, 94 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). So với Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Điều 84 của Bộ Luật HNGĐ 2014 đã có sự bổ sung và thay đổi như sau:
Nếu Điều 93 quy định “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.” Thì đến khoản 3 Điều 84 đã có sự thay đổi cụ thể “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự bổ sung khoản 5 Điều 84 của bộ luật này cụ thể:
“Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Thảo Quỳnh Nhi Nhung Chị Duyên
Phần 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Phần 2 Câu 1 Câu 2 câu 3 Câu 4
Phần 3 Tóm tắt bản án
Câu 1 Câu 3 câu 4