Dự báo của các chuyên gia về diễn biến cuộc chiến trong tương lai

Một phần của tài liệu CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG (Trang 27 - 31)

Tuy đã gần nửa năm sau ngày nhậm chức, chính quyền của tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa có động thái thay đổi các rào cản thuế quan mà chính quyền tiền nhiệm đã lập.

Ông Wang Yi, bộ trường ngoại giao của Trung Quốc đã, đề nghị tổng thống bắt đầu một cuộc đàm phán về vấn đề này. Wang đã chỉ ra rằng họ và Hoa Kỳ đã có rất nhiều cuộc bàn luận đa chiều ở mọi cấp độ.

China Finance 40 forum là nơi quy tụ các học giả và tổ chức tài chính hàng đầu tại Trung Quốc. Trong báo cáo vào ngày 29/5 của họ, việc thúc đẩy Washington cắt giảm thuế quan với Trung Quốc đang được tiến hành bằng hành động vận động hành lang từ những người bảo vệ thương mại tự do. Tuy nhiên trong ngắn hạn tổ chức này cũng rất bi quan, họ lo sợ rằng Mỹ sẽ đưa ra các chính sách miễn trừ thuế cho một số đối tượng nhất định, thay vì đàm phán trên đường dài. Và qua đó cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ có thể leo thang ở một lĩnh vực khác, có thể là một cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài trên các mặt trận công nghệ, và không gian mạng

Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Katherine Tai bình luận: “Những thử thách và vấn đề chúng ta có Trung Quốc vẫn còn đó và chúng rất lớn”, và cô yêu cầu phải có sự chú ý toàn diện từ tổng thống Joe Biden trong bản tuyên bố của mình từ Văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ (USTR).

Theo tuyên bố từ USTR, Tai đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương Mại của Trung Quốc, và nó rất tự nhiên và đầy tính xây dựng, “Cuộc trò chuyện diễn ra rất tự nhiên, thực tế và mang tính xây dựng dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng. Hai bên tin rằng sự xúc tiến thương mại song phương là rất quan trọng, họ thay đổi quan điểm về các vấn đề chung và đồng ý tiếp tục việc đàm phán”. Cuộc trao đổi này xúc tiến Hiệp ước thương mại giai đoạn một, rất quan trọng và phản ánh mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa hai nước. Theo các chuyên gia, cuộc chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục ở mức độ ít gay gắt hơn thời của tổng thống Donald Trump vì sự ảnh hưởng phong cách chính trị và dấu ấn của tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Phát biểu trong buổi nói chuyện của mình, Scott Kennedy (Cố vấn cấp cao, thành viên quản trị của ban Chinese business and economics, Center for Strategic and International Studies) cho rằng ông cảm thấy tích cực với chiến lược tiếp cận mới của Hoa Kỳ về phía Bắc Kinh. “Sự rủi ro nằm ở khắp mọi nơi bạn nhìn thấy, đó là như vậy rồi và chúng ta phải luôn chuẩn bị cho chúng. Tôi cho rằng tôi lạc quan ở lần này” - ông nói.

Kennedy chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn đang cố bắt kịp chứ không vượt qua Hoa Kỳ và Hoa Kỳ nên có những hành động củng cố chính bản thân nó. Và ở một góc nhìn nào đó, đây có thể là một cuộc thi đấu đáng cân nhắc, Kennedy lưu ý: “Cuộc thi đấu này có thể được quản lý một cách hiệu quả và không nhất thiết dẫn đến kết quả là xung đột”.

“Điều chính xác là chúng ta cần phải có một cuộc đấu ổn định, hòa bình trong đó có thể giúp ta thể hiện được hết sức mạnh vốn có”.

Qua các hành động và nỗ lực thương mại có thể quan sát, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cuộc chiến thương mại đang chuyển biến theo xu hướng ôn hòa, kể từ khi sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Các xu hướng dự đoán tương lai cuộc chiến là không chắc chắn, nhưng ý kiến phần đông cho rằng viễn cảnh một cuộc chiến tranh lạnh là hoàn toàn có thể xảy ra, hoặc có thể sẽ chuyển sang tư thế “cạnh tranh mạnh mẽ” theo khẳng định của ông Kurt Campbell, điều phối viên về các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dương. Chúng ta đang ở giữa tình thế theo dõi các diễn biến tiếp theo của lãnh đạo hai nước.

KẾT LUẬN

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kì và Trung Quốc là một cuộc chiến thể nói là một trái bom nổ chậm vì hệ lụy của nó sẽ rất lớn. Hoa Kì lẫn Trung Quốc là cả hai nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ về cả khoa học, kinh tế và công nghệ. Các công ty lớn trực thuộc hai quốc gia cung cấp rất nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu nói riêng và cung ứng cho nhau nói chung. Vì thế nếu cuộc chiến kéo càng dài dẫn đến càng nhiều hệ lụy xấu kéo theo. Và cho đến nay, tình hình cuộc chiến này vẫn chưa có điểm dừng. Như phần nguyên nhân sâu xa và cụ thể đã đề cập, Mỹ lo sợ vị trí đứng đầu của mình bị đe dọa về phía Trung Quốc lại càng muốn bành trướng sức mình thông qua kế hoạch “Made in China 2025” và việc lập vành đai thuận tiện cho việc vận chuyển, sản xuất hàng hóa ở Á, Âu và Phi. Cả Mỹ và Trung đều hứng chịu thiệt hại không nhiều thì ít về nền kinh tế, điều này tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp, công ty và cụ thể là người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trade war leaves both US and China worse off | UNCTAD) 2. Who Is Winning the Trade War? | Foreign Affairs

3. Expert advises caution on Vietnam’s prospects in the US-China trade war - RMIT University

4. Trung Quốc dự báo Mỹ sẽ giảm căng thẳng thương mại - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) 5. US-China trade war: top negotiators hold ‘candid and constructive’ talks, first of Joe Biden

presidency | South China Morning Post (scmp.com)

6. U.S.-China competition does not have to end in conflict, expert says (cnbc.com)

7. https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3078745/what-us-china-trade-war- how-it-started-and-what-inside-phase? fbclid=IwAR3czYJOmoBQDp_VvhkibjYj6QzuJimbZ3gplDH5KoQ1EaJO9Wm1qU6- REE 8. https://www.baogiaothong.vn/chien-tranh-thuong-mai-voi-my-trung-quoc-se-su-dung-luat- nhu-vu-khi-moi-d488824.html 9. https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/vu-khi-dat-hiem-trong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung- 914769.vov 10.https://vov.vn/the-gioi/kinh-te-my-anh-huong-nhu-the-nao-tu-cuoc-chien-thuong-mai-voi- trung-quoc-1000234.vov 11.https://haiquanonline.com.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-hon-1-nam-giang-co-va- cai-ket-bo-ngo-118013.html

Một phần của tài liệu CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)