- Trước mắt, ASEAN phải tập trung vào dịch vụ, logistics bởi nó liên quan trực tiếp đến chuỗi giá trị; tập trung vào nền kinh tế số, tạo hệ sinh thái cho các startup ASEAN. Cùng với đó, các nước ASEAN cũng cần phải tạo nền tảng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để họ có khả năng tiếp cận tài chính, vốn, nguồn nhân lực; giúp họ có thể tự bảo vệ mình trước các biến động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
- Các nước thành viên ASEAN cũng cần cân nhắc đến các thách thức thương mại quy mô khu vực và toàn cầu, để thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường thương mại – đầu tư nội khối ASEAN.
- Tính bổ trợ và cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên ASEAN cần được xem xét, các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng - đây sẽ là nền tảng hợp tác trong tương lai. Do đó, ASEAN cần tiếp tục tận dụng tính bổ trợ giữa nền kinh tế của các quốc gia thành viên, tìm ra các lĩnh vực tiềm năng để đẩy mạnh thương mại – đầu tư nội khối.
- Tập trung nghiên cứu thêm các nhóm sản phẩm có giá trị thương mại cao; tăng cường hội nhập tài chính để hỗ trợ thương mại; tiếp tục thúc đẩy thương mại ASEAN dựa trên luật lệ... Từ đó thu hút nguồn vốn từ các nước thành viên đầu tư vào
- Để xử lý hiệu quả hơn các rào cản, khó khăn các nước ASEAN cần đẩy mạnh cải cách thể chế và môi trường kinh doanh.Trong quá trình nâng cấp các hiệp định thương mại và đầu tư hiện có, ASEAN nên lấy các tiêu chuẩn trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để làm chuẩn tham khảo, hướng tới các hiệp định chất lượng cao và toàn diện.
- Tăng cường ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô của các quốc gia trong khu vực. Một quốc gia sở tại có mức độ bất ổn chính trị có thể làm nản lòng các công ty đa quốc gia nước ngoài đầu tư đầu tư vào thị trường chủ nhà vì bất ổn chính trị có thể làm gián đoạn quá trình kinh tế có trật tự, do đó sẽ tạo ra lợi nhuận nhỏ hơn. Do đó, các quốc gia trong khu vực có sự ổn định chính trị cao có xu hướng có đầu tư nội khối cao hơn.
- Tăng cường mở cửa thương mại. Sự gia tăng độ mở thương mại giữa các quốc gia Thành viên ASEAN là công cụ tạo ra môi trường đầu tư thân thiện, có thể ảnh hưởng tích cực đến dòng chảy FDI nội vùng. Hơn nữa, mức độ mở cửa thương mại cao hơn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu ASEAN tiếp xúc nhiều hơn về mặt thu thập kiến thức về thị trường khu vực và có khả năng thiết lập hoạt động trong khu vực.
C.KẾT LUẬN
Ngày nay, vệc tăng tốc số và sự chuyển đổi của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 cho thấy sự ra đời của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) mở ra cơ hội cũng như thách thức về mở rộng đầu tư cho các nước thành viên trong thời kỳ công
nghiệp mới. Điều này tạo động lực thúc đẩy khối kinh tế ASEAN ngày một vươn cao, vươn xa ra trường quốc tế. Đồng thời, khẳng định việc các quốc gia gia nhập vào ASEAN là điều hết sức đúng đắn và cần thiết.
Hiệp định ra đời nhằm phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động và hiệu quả hơn so với hai hiệp đinh trước kia. ACIA như là luồng sinh khí mới cho Khu vực đầu tư ASEAN còn non trẻ tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng không chỉ trong nội khối mà cả đối với các nước và khu vực ngoại khối
Sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN, trong năm 2018 các nước ASEAN đã hoàn tất việc kí kết Nghị định thư thứ ba sửa đổi ACIA và tiến tới hoàn thành kí kết Nghị định thư thứ tư sửa đổi Hiệp định này để tăng cường luồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.
Các thành viên ASEAN đã dần loại bỏ dần các biện pháp bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn với các biện pháp, sáng kiến xúc tiến, thúc đẩy, bảo hộ và thuận lợi hóa đầu tư. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều đã chấp thuận ký kết hiệp định bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Nhờ việc tích cực tư duy và có đổi mới phù hợp với xu thế thời đại mà các quốc gia thành viên ASEAN đã tạo ra thị trường thân thiện, góp phần đáng kể vào sự hội nhập cho khu vực. Báo cáo hàng năm của ASEAN chỉ ra dấu hiệu tích cực về sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của rất nhiều quốc gia, việc duy trì ổn định đầu tư trong khối ASEAN càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể song hành giữa việc thu hút đầu tư và hoạt động phòng chống dịch bệnh là mục tiêu
hướng đến của các thành viên ASEAN. Đây là thách thức mới nhưng tin tưởng rằng ASEAN không lùi bước mà coi đó là cơ hội để tìm ra cánh cửa khác cho hoạt động phát triển đầu tư nội khối thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật số.