Kết quả theo dõi sinh khối tảo lam sau 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 (Trang 25)

Để xác định tốc độ sinh trƣởng của VKL, chúng tôi đã tiến hành nuôi hai chủng VKL trong môi trƣờng BG11 không đạm trong cùng một điều kiện, cùng một thời gian thí nghiệm, kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1 Sinh khối VKL sau 15, 30 và 45 ngày

Chủng VKL

Khối lƣợng tƣơi g/100 ml

0 ngày 15 ngày 30 ngày 45 ngày

Nostoc calcicola (Chủng A) 0,147 0,354 1,455 1,635 Cylindrospermum licheniforme (Chủng B) 0,151 0,371 1,528 1,664 0 0.5 1 1.5 2

0 ngày 15 ngày 30 ngày 45 ngày

Thời gian g/100ml

Chủng A Chủng B

Bảng 3.2 : Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của VKL

Chủng VKL

Tốc độ tuyệt đối của sinh trƣởng ở VKL (g/100ml/ngày)

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Chủng A 0,0138 0,0734 0,012

Chủng B 0,0147 0,0771 0,0092

Từ kết quả bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy với một lƣợng thả ban đầu tƣơng đƣơng nhau sau 45 ngày nuôi thì sinh khối 2 chủng VKL đều tăng lên. Từ bảng 3.2 nhận thấy tốc độ tuyệt đối của sinh trƣởng ở VKL ở thời điểm khác nhau đều có sự khác nhau và khác nhau ở 2 chủng. Thời điểm 15 đến 30 ngày, tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối ở 2 chủng đều đạt lớn nhất, ở chủng A đạt 0,0734 g/100ml/ngày, ở chủng B đạt 0,0771g/100ml/ngày. Đến thời điểm 45 ngày tốc độ sinh trƣởng ở cả 2 chủng VKL có xu hƣớng chậm lại

Theo chúng tôi, VKL nuôi trong thời điểm 15 ngày đầu chất lƣợng dinh dƣỡng môi trƣờng đủ cung cấp cho quá trình sinh trƣởng của VKL, hơn nữa mật độ còn tƣơng đối thấp nên tạo thuận lợi cho VKL sinh sản và phát triển của. Sau 30 ngày nuôi thì sinh khối của 2 chủng VKL đạt tốc độ sinh trƣởng cao nhất, nhƣng đến thời điểm 45 ngày tốc độ sinh trƣởng giảm dần, nếu tiếp tục nuôi thì sinh khối có xu hƣớng giảm. Có thể lúc này do hàm lƣợng dinh dƣỡng trong môi trƣờng cạn kiệt và mật độ VKL quá lớn ức chế sinh trƣởng lẫn nhau.

Cũng nhƣ các tác giả trƣớc đây, chúng tôi lấy sinh khối VKL ở thời điểm 30 ngày để làm thí nghiệm tác động lên sự nảy mầm của giống đậu tƣơng ĐT96.

3.2. Ảnh hƣởng của VKL lên tỉ lệ nảy mầm của giống đậu tƣơng ĐT 96:

Chu kỳ sống của cây đậu tƣơng đƣợc bắt đầu bằng sự mọc mầm, do vậy đây là thời kỳ quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây đậu tƣơng. Đối với sản xuất thì thời kỳ mọc mầm có tính quyết định đến số lƣợng cây trên đơn vị diện tích và ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất. Nhằm tìm hiểu đặc tính trên đối với cây đậu tƣơng, chúng tôi đã tiến

hành thí nghiệm tác dụng của VKL lên sự nảy mầm của đậu tƣơng và theo dõi lệ nảy mầm của giống đậu tƣơng ĐT 96.

Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của dịch vẩn hai chủng VKL CĐN lên tỉ lệ nảy mầm giống đậu tƣơng ĐT 96 ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ đƣợc thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3 : Tỉ lệ nảy mầm của giống đậu tương ĐT 96

Thời gian 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Đại lƣợng Lô thí nghiệm X SS(%) X SS(%) X SS(%) Đối chứng 1 35,33 100,00 75,27 100,00 90,05 100,00 2 34,04 96,35 72,95 96,92 86,29 95,82 Chủng A 1A 37,21 105,32 79,51 105,63 90,64 100,66 2A 42,96 121,60 82,52 109,63 94,75 105,22 3A 47,64 134,84 90,31 119,98 98,56 109,45 4A 35,14 99,46 75,35 100,11 90,67 100,69 Chủng B 1B 37,19 105,26 77,62 103,12 91,84 101,99 2B 42,57 120,49 81,76 108,62 92,67 102,91 3B 46,85 132,61 87,26 115,93 97,35 108,11 4B 35,04 99,18 75,46 100,25 90,52 100,52 0 20 40 60 80 100 120 140 160

24 Giờ 48 Giờ 72 Giờ

Thời gian SS % Lô 1 Lô 2 Lô 1A Lô 2A Lô 3A Lô 4A Lô 1B Lô 2B Lô 3B Lô 4B

Từ kết quả bảng 3.3 và biểu đồ, ta nhận thấy dịch vẩn VKL chủng A và B đều có kết quả tốt lên tỉ lệ nảy mầm của đậu tƣơng.

Sau 24 giờ, ở đa số các lô đã xử lý băng dịch vẩn VKL tỉ lệ nảy mầm đều cao hơn so với đối chứng nƣớc cất. Trong đó, lô 3A và 3B đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất (134,84 % và 132,61 %), trong đó lô 3A tăng cao hơn lô 3B (2,23%). Còn lô 2( 100% BG 11 không đạm) có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất (96,35%).

Sau 48 giờ, ở lô đối chứng 2 ( 100% BG 11 không đạm) có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất (96,92%). Còn các lô đã xử lý bằng dịch vẩn VKL tỉ lệ nảy mầm đều cao hơn so với đối chứng nƣớc cất, tỉ lệ nảy mầm tăng mạnh nhất ở lô 3A (119,98 %) và 3B (115,93 %) so với lô đối chúng nƣớc cất. Lô 3A tăng cao hơn 3B.

Sau 72 giờ, tốc độ nảy mầm ở giai đoạn này giảm so với thời điểm 48 giờ. Tƣơng tự nhƣ ở 24giờ, 48 giờ, số hạt mảy mầm ở lô 3A và 3B cũng đạt cao nhất vƣợt 9,45%, 8,11% so với lô 1 đối chứng nƣớc cất. Ở các lô thí nghiệm có xử lý bằng dịch vẩn VKL khác tỉ lệ nảy mầm vẫn cao hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, ở thời điểm này sự khác biệt giữa thí nghiệm so với đối chứng là không lớn so với 24 và 48 giờ. Lô đối chứng 2 ( 100% BG 11 không đạm) có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 95,82%.

Nhƣ vậy có thể khẳng định:

- Môi trƣờng 100% BG11 không có hoạt tính khích thích sự nảy mầm của giống đậu tƣơng ĐT96, ức chế làm giảm năng lực nảy mần của hạt.

- Dịch vẩn VKL có tác dụng kích thích lên sự nảy mầm của giống đậu tƣơng ĐT96 rõ rệt so với đối chứng nƣớc cất.

- Từ kết quả trên cho thấy, tỉ lệ dịch vẩn VKL thích hợp có tác dụng tốt nhất lên sự nảy mầm của đậu tƣơng ở chủng A (Nostoc calcicola) là (1,091g/100ml) và ở chủng B (Cylindrospermum lichenifor) là (1,146g/100ml). Trong đó chủng A có tác dụng tốt đến tỉ lệ nảy mầm hơn chủng B.

3.3. Ảnh hƣởng của dịch vẩn VKL lên chiều dài thân mầm giống đậu tƣơng ĐT 96

Chỉ tiêu chiều dài thân mầm phản ánh sức sống và tốc độ sinh trƣởng của mầm. Kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của VKL đến chiều dài thân mầm (mm):

Thời gian 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Đại lƣợng Lô thí nghiệm X SS(%) X SS(%) X SS(%) Đối chứng 1 6,591 100,00 8,573 100,00 11,078 100,00 2 6,408 97,23 8,465 98,74 10,443 94,26 Chủng A 1A 8,158 123,79 10,074 117,5 11,35 112,14 2A 9,028 136,97 11,086 129,31 12,453 123,06 3A 9,355 141,94 11,389 132,84 14,1 127,27 4A 8,197 124,38 10,026 116,94 11,501 113,65 Chủng B 1B 8,384 127,21 9,624 112,25 11,176 114,56 2B 8,73 132,46 10,592 123,55 12,66 119,17 3B 9,08 137,76 10,896 127,09 13,293 125,13 4B 8,191 124,27 9,92 115,71 11,63 109,47 0 20 40 60 80 100 120 140 160

24 Giờ 48 Giờ 72 Giờ Thời gian

SS (%) Lô 1 Lô 2 Lô 1A Lô 2A Lô 3A Lô 4A Lô 1B Lô 2B Lô 3B Lô 4B

Trong cả 3 thời điểm xét chỉ tiêu chiều dài thân mầm thì lô đối chứng 2 đều có thân mầm thấp hơn so với lô đối chứng 1 nƣớc cất với mức chênh lệch lần lƣợt ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ là 2,77%; 1,26%; 5,74%. Điều này chứng tỏ BG11 có tác dụng kiềm chế sự sinh trƣởng thân mầm ở giống đậu tƣơng.

Dịch vẩn VKL không những có tác động tốt đến tỉ lệ và tốc độ nảy mầm của hạt mà còn ảnh hƣởng tốt đến tăng trƣởng thân mầm của giống đậu tƣợng ĐT96, điều này thể hiện ở các lô đã xử lý với dịch vẩn VKL đều cho kết quả cao hơn đối chứng nƣớc cất.

Chủng A : Thời điểm 24 giờ tăng 23,79% đến 41,94%, thời điểm 48 giờ vƣợt 16,94% đến 32,84%, thời điểm 72 giờ vƣợt từ 12,14% đến 27,27% so với đối chứng. Trong các thời điểm lô 3A luôn có kết quả tốt nhất, đạt 141,94%; 132,84%; 127,27% tƣơng ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.

Chủng B : Thời điểm 24 giờ tăng từ tăng 24,27% đến 37,76% thời điểm 48 giờ đạt từ tăng từ 12,25% đến 27,09%, thời điểm 72 giờ tăng 9,47% đến 14,56% so với lô đối chứng 1. Trong các thời điểm lô 3B luôn có kết quả tốt nhất, đạt 137,76%; 127,09%; 125,13% tƣơng ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ. Xét độ dài thân mầm đậu tƣơng khi xử lý với hai chủng VKL ở cùng nồng độ và thời gian xử lý :

- Tại thời điểm 24 giờ, ở những lô có mặt chủng A có khả năng kích thích sinh trƣởng chiều dài thân mầm cao nhất là lô 3A đạt 9,355 mm, vƣợt đối chứng 41,94%. Trong khi đó ở những lô có mặt chủng B chiều dài thân mầm lớn nhất là lô 3B đạt 9,08 mm, vƣợt đối chứng 37,76%.

- Tại thời điểm xử lý 42 giờ, kết quả tốt nhất ở chủng A tại lô 3A đạt 11,389 mm vƣợt 32,84% so với đối chứng. Đối với chủng B kết quả tốt nhất tại lô 3B đạt 10,896 mm vƣợt 27,09 % so với đối chứng.

- Tại thời điểm 72 giờ, tƣơng tự kết quả tốt nhất ở chủng A vẫn ở lô 3A đạt 14,1 mm vƣợt 27,27%. Ở chủng B kết quả tốt nhất ở lô 3B khi đạt 13,293 mm tăng 25,13% so với đối chứng.

Nhƣ vậy có thể nhận thấy trong cùng thời gian xử lý, chủng A có khả năng kích thích chiều dài thân mầm tốt hơn chủng B và lô 3 (75% dịch vẩn VKL + 25% nƣớc cất) ở cả hai chủng đều cho kết quả tốt nhất.

3.4. Ảnh hƣởng của dịch vẩn VKL lên tăng trƣởng đƣờng kính của thân mầm giống đậu tƣơng ĐT 96 mầm giống đậu tƣơng ĐT 96

Cùng với chiều dài thân mầm, chỉ tiêu đƣờng kính của mầm phản ánh sức sống, tốc độ sinh trƣởng của mầm.

Kết quả thu đƣợc đƣợc thể hiện qua bảng 3.5:

Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của VKL đến đường kính thân mầm (mm)

Thời gian 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Đại lƣợng Lô thí nghiệm X SS(%) X SS(%) X SS(%) Đối chứng 1 1,278 100,00 1,438 100,00 1,511 100,00 2 1,203 94,13 1,344 93,5 1,445 95,67 Chủng A 1A 1,434 112,24 1,51 105,01 1,586 104,96 2A 1,501 117,45 1,638 113,91 1,664 110,14 3A 1,561 122,14 1,69 117,52 1,708 113,03 4A 1,369 107,13 1.482 103,13 1,582 104,71 Chủng B 1B 1,350 105,63 1,492 103,76 1,567 103,73 2B 1,418 110,97 1,625 113,00 1,657 109,68 3B 1,495 117,00 1,672 116,27 1,689 111,80 4B 1,337 104,58 1,472 102,36 1,551 102,62

0 20 40 60 80 100 120 140

24 Giờ 48 Giờ 72 Giờ Thời gian

SS% Lô 1 Lô 2 Lô 1A Lô 2A Lô 3A Lô 4A Lô 1B Lô 2B Lô 3B Lô 4B

Biểu đồ 3.4 : Đường kính thân mầm đậu tương ĐT 96

Từ bảng và biểu đồ, nhận thấy ở các lô thí nghiệm đƣợc xử lý bằng VKL đều cho kết quả tốt hơn các lô đối chứng.

Chủng A : Thời điểm 24 giờ đạt từ tăng 7,13% đến 22,14%, thời điểm 48 giờ tăng từ 3,13% đến 17,52%, thời điểm 72 giờ tăng 4,71% đến 13,03% so với lô đối chứng 1. Trong các thời điểm lô 3A luôn có kết quả tốt nhất, đạt 122,14%; 117,52%; 113,03% tƣơng ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ.

Chủng B : Thời điểm 24 giờ tăng 4,58% đến 17% so với lô đối chứng 1. Thời điểm 48 giờ vƣợt 2,36% đến 16,27%, thời điểm 72 giờ vƣợt 2,62% đến 11,8% so với lô đối chứng 1. Trong các thời điểm lô 3B luôn có kết quả tốt nhất, đạt 117%; 116,27%; 111,8% tƣơng ứng ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Trong các thời điểm lô đối chứng 2( 100% BG11) luôn có kết quả thấp hơn so với các lô thí nghiệm khác. Ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ chỉ đạt tƣơng ứng 94,13%; 93,5%; 95,67% so với lô đối chứng 1.

Xét đƣờng kính thân mầm đậu tƣơng khi xử lý với hai chủng VKL ở cùng nồng độ và thời gian xử lý :

Tại thời điểm 24 giờ, chủng A có khả năng kích thích sinh trƣởng đƣờng kính thân mầm cao nhất là 3A vƣợt đối chứng 22,14%. Trong khi đó ở những lô thí nghiệm xử lý bằng chủng B chiều dài thân mầm lớn nhất là lô 3B vƣợt lô đối chứng 1 17%.

Tại thời điểm xử lý 42 giờ, kết quả tốt nhất ở chủng A ở lô 3A vƣợt 17,52% so với đối chứng. Đối với chủng B kết quả tốt nhất tại lô 3B vƣợt 16,27 % so với lô đối chứng 1.

Tại thời điểm 72 giờ, tƣơng tự kết quả tốt nhất ở chủng A vẫn ở lô 3A vƣợt 13,03%. Ở chủng B kết quả tốt nhất ở lô 3B khi tăng 11,8% so với đối chứng. Nhƣ vậy, cả 2 chủng VKL đều có tác dụng tốt đến đƣờng kính thân mầm. Lô 3A, 3B (75% dịch vẩn VKL + 25% nƣớc cất) ở cả 2 chủng đều cho kết quả tốt nhất. Trong đó chủng A cho kết quả tốt hơn chủng Bkhi tác dụng lên thân mầm.

3.5. Ảnh hƣởng của dịch vẩn VKL đến cƣờng độ hô hấp hạt nảy mầm giống đậu tƣơng ĐT 96 đậu tƣơng ĐT 96

Các chất kích thích nảy mầm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các enzim hô hấp, làm tăng tốc độ phân giải các nguyên liệu hô hấp, tích luỹ nhiều năng lƣợng và các chất làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất mới. Việc xác định cƣờng độ hô hấp của hạt đậu tƣơng là một thông số để đánh giá tác động của các chất co hoạt tính sinh học cao lên sinh lý nảy mầm của hạt đậu tƣơng.

Trong thí nghiệm này, dịch vẩn VKL đóng vai trò nhƣ một nhân tố có hoạt tính sinh học cao đƣợc chúng tôi bố trí trên đối tƣợng là giống đậu tƣơng ĐT96. Kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của dịch vẩn VKL lên cường độ hô hấp của hạt nảy mầm ở giống đậu tương ĐT 96

Thời gian 24 giờ 48 giờ 72 giờ

Đại lƣợng Lô thí nghiệm X SS(%) X SS(%) X SS(%) Đối chứng 1 0,306 100,00 0,371 100,00 0,331 100,00 2 0,297 97,06 0,358 96,63 0,312 94,26 Chủng A 1A 0,331 108,17 0,383 103,37 0,342 103,32 2A 0,354 115,69 0,402 108,50 0,358 108,16 3A 0,372 121,57 0,431 116,33 0,379 114,49 4A 0,301 98,37 0,371 100,13 0,333 100,60 ChủngB 1B 0,347 113,40 0,382 103,10 0,354 106,95 2B 0,353 115,36 0,396 106,88 0,363 109,67 3B 0,369 120,59 0,423 114,17 0,373 112,67 4B 0,302 98,69 0,370 99,95 0,334 100,91 0 20 40 60 80 100 120 140

24 Giờ 48 Giờ 72 Giờ Thời gian

SS(%) Lô 1 Lô 2 Lô 1A Lô 2A Lô 3A Lô 4A Lô 1B Lô 2B Lô 3B Lô 4B

Biểu đồ 3.5: Cường độ hô hấp của hạt đang nảy mầm giống đậu tương ĐT 96

Tại thời điểm 24 giờ: Lô đã xử lý với dịch vẩn VKL có cƣờng độ hô hấp đạt cao nhất ở lô 3A và 3B tăng tƣơng ứng 21,57% và 20,59% . Lô đối chứng 2 cho kết quả thấp hơn các lô thí nghiệm khác.

Tại thời điểm 48 giờ: Đây là thời điểm cƣờng độ hô hấp tănh mạnh hơn ở các thời điểm khác. Ở chủng A tăng từ 0,13% đến 16,33%, ở chủng B tăng từ 3,1% đến 14,7% so với lô đối chứng. Trong đó lô 3A tăng cao nhất đạt 116,33%, lô 3B đạt 114,7% so với lô 1 đối chứng nƣớc cất.

Tại thời điểm 72 giờ : Cƣờng độ hô hấp giảm so với thời điểm 48 giờ, kết quả này phù hợp với kết quả tốc độ nảy mầm của hạt đậu tƣơng. Ở các lô đã xử lý với dịch vẩn VKL đều có cƣờng độ hô hấp cao hơn các lô đối chứng, tăng 0,6% đến 11,48% ở chủng A và tăng 0,9% đến 10,57% ở chủng B . Lô 3A, 3B vẫn tăng mạnh hơn các lô thí nghiệm khác, đạt tƣơng ứng 111,48% và 110,57%. Lô 2 luôn có kết quả thấp hơn ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ so với các lô thí nghiệm khác và thấp hơn lô đối chứng với nƣớc cất. Cƣờng độ hô hấp của hạt chịu sự tác động của BG11 thấp hơn so với đối chứng lần lƣợt là 97,06% ở thời điểm 24 giờ, 96,63% ở thời điểm 48 giờ, 94,26% ở thời điểm 72 giờ. Nhƣ vậy, ở các lô đƣợc xử lý bằng dịch vẩn VKL khác nhau có cƣờng độ hô hấp khác nhau nhƣng đều tăng hơn đối chứng. Trong đó, lô 3A và 3B có cƣờng độ hô hấp cao nhất, chủng A có tác dụng kích thích lên cƣờng độ hô hấp tốt hơn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương đt 96 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)