II. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ theo chi phí sản xuất giá thành sản phẩm
2. Về công tác kế toán nghiệp vụ
- Với hình thức sổ NKC mà công ty áp dụng là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, khắc phục được nhược điểm ghi chép trùng lập. Hệ thốnếnổ sách chi tiết ở từng phần hành tuy chưa đầy đủ nhưng ở một mức độ nào đó đã phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản xuất được chính xác. Đặc biệt công ty sử dụng máy vi tính trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ nói riêng, điều này đã làn giảm bớt rất nhiều lượng ghi chép, tính toán, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho hoạt động quản lý.
- Với đặc điểm là một ngành sản xuất kinh doanh với cơ cấu mặt hàng rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ nên công ty đã chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất ra trong kỳ. Tuy nhiên, với phương pháp này chỉ có thể xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ các mặt hàng sản xuất trong kỳ chứ không thể xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng.
- Giá thành mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị thành phẩm tồn kho là giá mà đơn vị đã đúc kết qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp do đó nó không đánh giá được mức biến động qua các kỳ. Hơn nữa, với các loại hải sản thì thường xuyên có những biến động theo mùa vụ mà đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm
- Việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chỉ căn cứ vào tổng giá trị của mỗi lần xuất dùng. Do đó không phản ánh kịp thời chi phí phát sinh hàng ngày. Kế toán công ty nên tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chính theo mỗi lần mua nguyên liệu hải sản nhập chế biến chứ không nên cuối kỳ mới tổng hợp kết chuyển như cách mà công ty đang thực hiện.
- Số dư TK 154" chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà đơn vị đang sử dụng thực chất đây là giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Do đó cần chuyển giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ sang TK 155" thành phẩm " cho đúng với bản chất kinh tế của nó.
- Do đặc thù của ngành thuỷ sản, các mặt hàng sản xuất kinh doanh rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ nên công ty đã sử dụng đối tượng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là toàn bộ sản phẩm thuỷ sản xuất ra trong kỳ. Tuy nhiên, công ty nên tính giá thành cho từng mặt hàng chủ yếu như: Tôm sú, cá Fillet, cá đổng cờ... Đây là những sản phẩm có tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của những mặt hàng này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.