IV. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
1.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Trang 29
Đầu tiên là đặc điểm về giai cấp công nhân Việt Nam. Vậy thì phải nói rằng là điểm khác biệt lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân trên toàn thế giới chính là giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện, ra đời sau muộn hơn giai cấp công nhân trên toàn cầu xong lại ra đời trong một bối cảnh khá là đặc biệt. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam vào lúc này Việt Nam đang là một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến của Pháp:
+ Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam vào đầu thế kỷ XX nhưng mà ra đời là do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
+ Cho nên là có mâu thuẫn đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp chứ không phải là mâu thuẫn đối kháng trực tiếp của giai cấp tư sản Việt Nam và trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành lại độc lập, chủ quyền có thể nói rằng là công nhân Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước vô cùng lạc hậu, tồn tại chế độ phong kiến lâu đời xong lại phải ra đời với sự cưỡng bức của thực dân Pháp. Cho nên là mục tiêu lớn nhất của những người công nhân Việt Nam đối kháng lợi ích lớn nhất là chống lại tư bản Pháp và vì mục tiêu này mục tiêu chống lại tư bản pháp này phù hợp và đồng nhất với mục tiêu và lợi ích của tất cả các giai tầng khác trong xã hội kể cả là tư sản Việt Nam bị chèn ép cũng muốn chống lại tư bản Pháp, kể cả địa chủ Việt Nam bị chèn ép cũng muốn chống lại tư bản Pháp, nông dân rồi tầng lớp trí thức trong tiểu tư sản cũng đều mong muốn chống lại, cho là lợi ích và gần như là phù hợp và lúc này mục tiêu chính của những người công nhân Việt Nam, giai cấp vô sản Việt Nam không phải là đấu tranh để giải quyết câu chuyện giai cấp mà là mong muốn đấu tranh để giải phóng dân tộc đấy là một đặc điểm rất là khác biệt so với giai cấp công nhân trên toàn cầu.
Trang 30
Ngày nay, hơn 30 năm đổi mới thì giai cấp công nhân Việt Nam đã có những biến đổi to lớn từ cơ cấu xã hội nghề nghiệp, trình độ, đời sống, tâm lý và ý thức:
+ Đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế, trong đó đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. + Công nhân trí thức, nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến, được đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy vậy cũng phải lưu ý rằng để thấy là nó không quá khác biệt, chính là chúng ta sau 30 năm đổi mới nhưng mà chúng ta cũng đừng có kỳ vọng quá nhiều vào sự thay đổi này, sự thay đổi của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng và sự thay đổi của tất cả các giai tầng khác trong xã hội Việt Nam nói chung đều phụ thuộc vào sự thay đổi về ý thức hệ và sự phát triển của kinh tế. Vì vậy điều đó có nghĩa là chúng ta xuất phát điểm của chúng ta là kinh tế, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong tư duy của chúng ta và tư duy nông nghiệp nằm một trong những rào cản khá là lớn với những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến của thời kỳ phong kiến. Về mặt tư tưởng, cũng là một rào cản trong việc đổi mới và gọi là đổi mới về mặt tư duy, cho nên hầu hết các giai tầng ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã sau 30 năm đổi mới nhưng sự thay đổi lớn về ý thức hệ về tư duy dường như là không quá nhiều. Chúng ta đừng đặt quá cao và sự kỳ vọng vào giai cấp công nhân Việt Nam tức là chúng ta thấy được vai trò của họ, nhưng cũng thấy được điểm hạn chế của họ. Điểm hạn chế này không phải của riêng công nhân Việt Nam mà các giai tầng khác ở Việt Nam đều đang mắc phải. Công nhân Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều đòi hỏi tất cả các tầng lớp, giai tầng khác trong xã hội Việt Nam cũng phải cố gắng nỗ lực rất nhiều. Cho là so
Trang 31
với công nhân của thế giới thì chúng ta vẫn là kém khá xa, vẫn là tụt hậu khá xa so với công nhân thế giới. Vì nó gắn với trình độ kinh tế và trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật là khác nhau giữa các quốc gia trên toàn cầu.