• Nguyên nhân: Tập thể công nhân lao động phản đối tư cách của người trực tiếp điều
hành sản xuất.
• Quy mô: Ngày 18/2/2019, khoảng 1.500 công nhân ngừng việc tập thể.
• Giải quyết: Liên đoàn Lao động huyện Thủ Thừa phối hợp cùng các ngành chức năng,
làm việc với chủ doanh nghiệp tìm hiểu nguyện vọng của công nhân.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤPLAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG
3.1. Đối với tranh chấp lao động
Một là, cần phải giáo dục tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người
sử dụng lao động. Các ban ngành chức năng cần định kỳ tổ chức cho cán bộ quản lý và người lao động học luật lao động, luật công đoàn, thường thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật tác phong công nghiệp của sản xuất cho người lao động. Các cơ quan thông tin đại chúng có chức năng thì cần phải tuyên truyền pháp luật lao động ngay tại cơ sở lao động. Ở đây, cần phát huy vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động.
Hai là, phát triển công đoàn doanh nghiệp. Công đoàn là đại diện và là cầu nối người
lao động với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Công đoàn vững mạnh sẽ giúp cho người lao động có kỹ năng giao tiếp với người sử dụng lao động, những bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết ngay từ đầu mà không dẫn tới tranh chấp lao động. Công đoàn cần thực hiện tốt chức năng của mình là đại diện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; Có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất; Giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động; Đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan đơn vị quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng của mình.
Ba là, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, khách quan, kịp thời, nhanh
chóng và đúng pháp luật tại nơi làm việc. Hãy chắc chắn rằng người lao động và người sử dụng lao động đều nhất trí rằng cơ chế đó công bằng; Tìm kiếm sự trợ giúp của hòa giải viên cấp quận/ huyện và cấp tỉnh khi hai bên không giải quyết được mâu thuẫn.
Bốn là, đối với tranh chấp lao động tập thể cần hạn chế các vụ đình công bằng cách tôn
trọng quyền và nhân phẩm của người lao động, người sử dụng lao động cần xem xét lại chế độ trả lương và đãi ngộ đối với người lao động. Các doanh nghiệp chủ động phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở có kế hoạch tổ chức đối thoại giữa chủ doanh nghiệp với ban chấp hành công đoàn cơ sở với người lao động để thu thập thông tin, rà soát thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến quyền và thương lượng thỏa thuận những nội dung liên quan đến lợi ích, nguyện vọng của người lao động, giải quyết kịp thời những đơn thư kiến nghị, khiếu nại của người lao động hoặc chuyển đến cơ quan thẩm quyền để giải quyết đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật lao động đối với
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thường xảy ra tranh chấp lao động. Những nội dung dễ phát sinh tranh chấp lao động như: điều chỉnh tiền lương, chế độ làm đêm, làm thêm giờ, đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
tham mưu, cho UBND tỉnh bổ nhiệm hòa giải viên lao động và thành lập hội đồng trọng tài lao động theo quy định của bộ luật lao động.
Sáu là, Sở Công thương vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chấp hành tốt các quy
định của pháp luật, chủ động nắm bắt những vấn đề phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp, phối hợp với các sở ngành có liên quan giải quyết tranh nhanh chóng kịp thời đúng pháp luật các vấn đề phát sinh đó.
3.2. Đối với đình công
3.2.1. Giải pháp từ phía cơ quan chức năng
Một là, tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cần tiến
hành định biên lại và tăng biên chế cho thanh tra lao động, ban hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho thanh tra viên lao động; Cần thiết lập một chương trình đào tạo thanh tra viên lao động với thời gian đào tạo khoảng 1 đến 2 năm dành cho việc đào tạo thanh tra viên mới, những thanh tra viên tập sự phải kết thúc chương trình đào tạo này mới được cấp thẻ xanh thanh tra viên và được phép tiến hành thanh tra độc lập.
Hai là, nên có quy định về sự tham gia của thanh tra lao động trong quá trình giải quyết
định công. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp của các doanh nghiệp FDI - ban quản lý các khu chế xuất khu công nghiệp, cần thiết lộ thiết lập bộ phận theo dõi nắm bắt tình hình và diễn biến của các tranh chấp lao động diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý để ngăn kịp thời sự bùng nổ của tranh chấp có thể dẫn tới đình công.
Ba là, Sở lao động thương binh và xã hội tại địa phương cần tập trung hướng dẫn các
doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy định của pháp luật lao động, trong đó đặc biệt chú ý đến quy định về nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi tổ chức thực hiện xây dựng quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; chấp hành quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trình tự thủ tục tiến hành theo quy định của bộ luật Lao động 2012.
3.2.2. Giải pháp từ phía người sử dụng lao động
Một là, người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các chế độ chính sách liên quan đến
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc trong doanh nghiệp, chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp giải tiếp giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, các yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; Tích cực phối hợp với các ngành liên quan địa phương thống nhất giải pháp giải quyết những yêu cầu chính đáng của công dân, không thể không để xảy ra đình công tự phát tại doanh nghiệp.
Hai là, người sử dụng lao động cần xem xét vấn đề như các chính sách lương thưởng, chế
độ phúc lợi, đãi ngộ, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp quà cáp vào các ngày lễ Tết; Đồng thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thị trường lao động, chi phí sinh hoạt lao động và mức lạm phát hiện nay để họ có thể yên tâm làm việc hết sức mình.
Ba là, cần sớm nhận biết các dấu hiệu của một cuộc đình công suất xảy ra để chuẩn bị và
xây dựng các chính sách lao động, thời gian làm việc, thang lương, phụ cấp trong nội bộ doanh nghiệp một cách hợp lý, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Bốn là, sử dụng các kênh đối ngoại trong doanh nghiệp để hiểu người lao động của mình
cần gì, có nhu cầu ra sao và tìm phương án giải quyết nhanh chóng. Cán bộ làm công tác quản trị nhân lực kết hợp cùng với công đoàn và giám đốc thường xuyên tổ chức cuộc họp hội, thăm hỏi, nói chuyện trực tiếp và xây dựng hộp thư góp ý để người lao động có điều kiện gặp gỡ, đề bạt những thắc mắc cũng như những tâm tư, nguyện vọng có liên quan đến quá trình phát triển của công ty.
3.2.3. Giải pháp từ phía người lao động
Một là, người lao động cần phải rèn luyện cho mình một tác phong công nghiệp để có thể
thích nghi tốt với môi trường lao động. Hơn nữa người lao động cần phải rèn luyện nâng cao về trình độ tay nghề, nâng cao thể lực để có thể làm việc tốt hơn và có cơ hội khẳng định vị trí của mình trong doanh nghiệp.
Hai là, người lao động cần nâng cao hiểu biết của mình về pháp luật, tránh tình trạng bị
kích động lôi động lôi kéo tham gia đình công bất hợp pháp, cần có sự nhận thức về hậu quả của các cuộc đình công trái pháp luật gây ra cho doanh nghiệp, cho xã hội và ngay chính bản thân họ.
Ba là, người lao động cần chủ động hơn trong việc đối thoại với người sử dụng lao động.
Người lao động nên mạnh dạn hơn trong việc thương lượng về quyền lợi với người sử dụng lao động. Khi xảy ra mâu thuẫn xung đột thì người lao động cần phải phối hợp với Công đoàn với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề, không nên tự ý định công khi mà các biện pháp hóa giải chưa được thực hiện.
Bốn là, cần phải chủ động tham gia tích cực vào tổ chức Công đoàn, xây dựng công đoàn
vững mạnh, kịp thời trao đổi và công đoàn về những thắc mắc để cùng nghiên cứu giải quyết. 3.2.4. Giải pháp từ phía công đoàn
Một là, tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức công đoàn cơ sở và tăng cường hoạt động
của tổ chức này, cần xác định.
Hai là, việc tham gia công đoàn của công nhân là hoàn toàn tự nguyện, những người
tham gia công đoàn buộc phải đóng công đoàn phí.
Ba là, việc bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở phải dựa trên tính nghiệm thực sự của
công nhân, khuyến khích công nhân bầu những người thực sự có uy tín và nhiệt huyết để chọn lựa chọn được tính thủ lĩnh thật sự làm chủ tịch công đoàn cơ sở, không kết nạp những người giữ vị trí quản lý và công đoàn đối với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước vì thực chất, họ là những người đại diện cho giới chủ.
Bốn là, ban chấp hành công đoàn cơ sở đặc biệt là chủ tịch công đoàn cần được cấp phí
hoạt động công đoàn theo nguồn trích từ công đoàn phí của công đoàn viên để khuyến khích sự hoạt động của họ.
KẾT LUẬN
Học tập, nghiên cứu pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng trong điều kiện hiện nay đối với sinh viên ngành kinh tế là hết sức cần thiết. Vì nó bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, nhằm đạt năng xuất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đình công và tranh chấp lao động là hiện tượng phổ biến nhất phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Đình công là hình thức để người lao động đòi lại những lợi ích hợp pháp cho mình. Mặt khác đình công đặt ra các vấn đề để doanh nghiệp, các cơ quan chức năng xem xét lại cách quản lý, điều hành của mình cũng như chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ với người lao động để có chính sách điều chỉnh tức thời thích hợp nhất. Còn tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động thường không giống nhau bởi mỗi vụ việc có những hoàn cảnh, tính chất và nguyên nhân khác nhau. Do đó, đòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình giải quyết của tòa án nhân dân, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành chức năng, cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ thẩm phán, cán bộ làm công tác xét xử án lao động nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và bình đẳng của cá nhân người lao động, tập thể người lao động trước pháp luật để cho môi trường lao động ngày càng lành mạnh. Bên cạnh đó người lao động cần bồi dưỡng tu bổ thêm kiến thức, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện thêm kỹ năng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như hạn chế tối đa đình công, gây ra những thiệt hại đáng tiếc. Người lao động cần phải sử dụng quyền một cách đúng đắn để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Tránh lạm dụng hoặc gây ra những cuộc tranh chấp, đình công không đáng có.
Thông qua bài viết này, mặc dù với kiến thức còn hạn chế nhưng hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng đình công và tranh chấp lao động ở nước ta hiện nay. Từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thêm vào hành trang kiến thức chuẩn bị cho cuộc sống sau này, xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.