Có những loại thủ tục hải quan nào?

Một phần của tài liệu BÀI tập môn học PHÁP LUẬT về xuất khẩu, nhập khẩu (Trang 32 - 36)

Tùy theo các loại hình xuất nhập khẩu khác nhau mà có các loại thủ tục hải quan khác nhau. Căn cứ theo Chương IV Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC), ta có các loại thủ tục hải quan như sau:

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập; + Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế; + Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Điều 77 Thông tư này);

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển; + Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu;

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần;

Câu 34: Nguyên tắc quản lý rủi ro là gì?

Rủi ro trong lĩnh vực Hải quan Khái niệm

Rủi ro tồn tại khắp mọi nơi, trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, không loại trừ ai và lĩnh vực hải quan cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, do đặc trưng của mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, rủi ro tồn tại dưới những hình thức khác nhau, rủi ro trong ngành Hải quan cũng được định nghĩa khác nhau:

Theo quan điểm của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): Rủi ro là sự không tuân thủ pháp luật về hải quan.

Theo quan điểm của Hải quan Mỹ, rủi ro là mức độ không tuân thủ pháp luật làm tổn thất hoặc thiệt hại đến thương mại, công nghiệp hoặc cộng đồng.

Hải quan là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải, hành lý xuất nhập cảnh qua biên giới nhằm bảo vệ an ninh kinh tế của quốc gia, bảo vệ cộng đồng xã hội và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hợp tác quốc tế dựa trên tính tuân thủ luật pháp về hải quan và các quy định khác có liên quan. Những hành vi tiềm ẩn sự không tuân thủ pháp luật, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hải quan đều bị coi là vi phạm và phải được ngăn ngừa, hạn chế ở mức cao nhất. Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được quy định tại Điều 4 Thông tư 81/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:

Nguyên tắc quản lý rủi ro:

- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Hải quan thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ rủi ro được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư này.

- Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn.

- Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.

- Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp

dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan. - Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

Câu 35: Mã HS là gì và có chức năng gì? Mã HS Code là gì?

Mã HS Code là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System) HS Code là mã phân loại hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ mã này, bạn có thể xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và các chính sách khác liên quan đến hàng hóa (chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro...). Nghĩa là khi xác định được mã, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình, cùng với những thủ tục có liên quan.

Chức năng của mã HS:

Phân loại hàng hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

Mã HS Code được xây dựng với mục đích trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hóa, là công cụ không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế; xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng hóa; kiểm soát cửa khẩu: kiểm soát hạn ngạch, các hạn chế, giám sát hàng hóa bị kiểm soát…, phục vụ công tác thống kê.

Câu 36: Pháp luật quy định doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ hải quan trong thời hạn bao lâu? Ý nghĩa của quy định về việc lưu trữ hồ sơ hải quan?

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Điều 18 Luật hải quan, doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ hải quan trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Cơ sở pháp lý: Điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014.

Ý nghĩa của quy định về việc lưu trữ hồ sơ hải quan:

- Đối với doanh nghiệp:

+ Việc lưu trữ hồ sơ hải quan cũng nhằm mục đích doanh nghiệp có thể thống kê, lưu trữ hoạt động hải quan của mình

+ Phục vụ cho công tác giám sát, điều tra của cơ quan hải quan + Là căn cứ chứng minh cho giải quyết tranh chấp có thể phát sinh

+ Là cơ sở để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động hải quan của doanh nghiệp, phát hiện có hoặc không sự gian lận thương mại, kiểm tra giám sát về vấn đề khai số lượng hàng hóa, mã hàng hóa, thuế xuất, xuất xứ…

+ Là cơ sở để tính thuế xuất

+ Cơ sở tiến hành hoạt động kiểm tra sau thông quan

+ Phục vụ cho công tác thống kê, hoạch định, dự báo các chính sách vĩ mô của nhà nước cho hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu BÀI tập môn học PHÁP LUẬT về xuất khẩu, nhập khẩu (Trang 32 - 36)