MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quản trị nguồn tài trợ tại doanh nghiệp FPT (Trang 25 - 29)

NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

1. Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty

Về nguyên tắc, có 3 cách tìm kiếm nguồn vốn cho công ty, đó là: Tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp; Vay có kì hạn hoặc Thuê tài chính.

Tuy nhiên, hiện nay FPT đang là một doanh nghiệp lớn cho thuê tài chính. Do đó, để thu hút thêm nguồn tài trợ cho các hoạt động của công ty, công ty có thể lựa chọn sử dụng 2 biện pháp còn lại.

Với đặc điểm là một Công ty Cổ phần, FPT có thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Hoặc có thể sử dụng một biện pháp đặc biệt mà các công ty Việt Nam thường dùng để huy động vốn từ bên ngoài. Đó là lập ra một công ty liên doanh phù hợp với luật đầu tư nước ngoài.

- Thứ hai, vay có kì hạn

Đây là giải pháp cổ điển mà hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ đến. Các doanh nghiệp thường dùng cách này để có thể có được nguồn vốn đúng hạn. Doanh nghiệp cần phải biết rằng tùy theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thỏa mãn, cũng như các điều kiện kèm theo có thể thay đổi rất nhiều. Do đó tùy vào đặc điểm nguồn tài trợ, cách thức vận của các tổ chức hỗ trợ, chất lượng, đặc điểm dự án đầu tư mà công ty cần tìm hiểu để có hồ sơ vay vốn đến tổ chức thích hợp nhất.

- Thứ ba, đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng quy mô sản xuất

Việc đầu tư cơ sở vật chất sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hút thêm nguồn tài trợ từ các công ty đầu tư. Nếu doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức hỗ trợ vay vốn của địa phương khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tự phát triển vốn chủ sở hữu khi hoạt động kinh doanh, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng chú ý hơn.

- Thứ tư, nâng cao năng lực kinh doanh, đẩy mạnh uy tín của công ty

Trên thực tế, trong thị trường vốn, có khá nhiều phương thức để tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ phía nhà tài trợ.

Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của công ty trong con mắt của các nhà tài trợ rất là vô cùng cần thiết để FPT có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, để tối ưu hóa hoạt động huy động vốn, công ty cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, thậm chí “đánh bóng” chính mình để tạo được sự tin cậy của nhà tài trợ vốn.

Bên cạnh đó, công ty cần thiết lập một bộ máy kế toán chính hiệu quả, điều này có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty.

2. Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho công ty

a. Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ

Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động trong nguồn tài trợ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu nguồn tài trợ ở các kỳ trước. Từ đó dựa trên nhu cầu về nguồn tài trợ đã xác định để có kế hoạch huy động: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

b. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

• Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ;

• Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn;

• Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kunh doanh và hiệu quả quay vòng vốn trong năm qua và triển vọng năm tới;

- Đối với công tác sử dụng vốn: khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty

• Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phỉa ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.

• Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh và khả năng sinh lời của vốn.

⇒ Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.

c. Có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra

Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kì lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả tăng lên, ... mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết trước được.

Vì vậy để hạn chế phần nào tổn thất có thể xảy ra công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

d. Tăng doanh thu và giảm chi phí

Tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường, điều chỉnh giá bán cho phù hợp với giá thị trường. Công ty cần phải có biện pháp để tăng doanh số, bên cạnh đó phải hết sức chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng các quy trình công nghệ cao, hiện đại để ngày càng đáo ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản trị nguồn tài trợ hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần FPT nói riêng. Và bài thảo luận của nhóm 9 đã phần nào giúp các bạn hiểu được thực trạng sử dụng nguồn tài trợ tại FPT, cụ thể gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ và nợ tích lũy. Từ đó nhận ra được những ưu nhược điểm của mỗi nguồn tài trợ, cách xác định chi phí và đưa ra một số những đề xuất kiến nghị, phương hướng cho việc lựa chọn và sử dụng nguồn tài trợ một cách hợp lý.

Trong quá trình nghiên cứu làm bài thảo luận, vì chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng, nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các bạn, giúp bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quản trị nguồn tài trợ tại doanh nghiệp FPT (Trang 25 - 29)