XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ VÀ PHÍ MỘT SỐ LOẠI TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Đề cương ôn Thuế và phí tài nguyên (Trang 32 - 47)

1. Sinh viên A phát biểu: “căn cứ lý luận của thuế tài nguyên đất là lý thuyết về địa tô”.Anh(chị) hãy tham gia thảo luận với sinh viên A về phát biểu trên?

Về mặt lý luận, đất đai tự nó không tạo ra giá trị mà chính luồng thu nhập từ đất mang lại giá trị cho đất đai. Theo đó, về bản chất giá trị đất đai là giá trị địa tô tư bản hóa. Theo lý luận địa tô, có 3 loại địa tô cùng tồn tại trên đất đai. Trong đó mỗi loại có nguồn gốc và vai trò riêng trong điều tiết và phân phối lợi ích – phản ánh mối quan hệ kinh tế và xã hội về đất đai giữa các bên liên quan.

Trong đó, địa tô chênh lệch 1 có được nhờ vào những điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai (ví dụ như độ phì nhiêu màu mỡ, sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng, thuận lợi

tiếp cận và lợi thế về điều kiện vị trí). Sự thay đổi các yếu tố làm thay đổi giá trị địa tô chênh lệch 1 thường do xã hội mang lại như: cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện môi trường, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội.

Do vậy, về nguyên tắc, lợi ích mang lại từ địa tô chênh lệch 1 phải được phân phối chung cho xã hội - mà Nhà nước là chủ đại diện. Việc điều tiết và phân phối địa tô chênh lệch 1 sẽ tạo ra sự công bằng, bình đẳng về lợi ích giữa những người sử dụng đất (Hoàng Văn Cường, 2006).

Địa tô chênh lệch 2 là lợi ích mang lại từ đất đai nhưng do người sử dụng biết cách đầu tư sử dụng một cách hợp lý hơn tạo ra. Do vậy, cùng một vị trí và điều kiện tương đồng, những chủ đầu tư có kinh nghiệm, uy tín và trình độ sẽ tạo ra luồng thu nhập từ đất đai cao hơn, làm cho giá trị đất đai cao hơn.

Giá trị cao hơn đó chính là phần địa tô chênh lệch 2 mang lại. Theo đó, địa tô chênh lệch 2 sẽ thuộc về người tạo ra nó là người sử dụng đất. Chính sách phân phối địa tô chênh lệch 2 có vai trò khuyến khích những người người sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đối với một mảnh đất khi không tính đến sự khác nhau về các yếu tố vị trí và điều kiện thuận lợi và không tính đến sự khác nhau về trình độ của người người sử dụng đất, bản thân mảnh đất đó vẫn mang lại một luồng thu nhập cao hơn so với các hoạt động không sử dụng đất. Luồng giá trị cao hơn đó chính là địa tô tuyệt đối của đất đai.

Do địa tô tuyệt đối không phụ thuộc vào điều kiện vị trí đất đai, trình độ của người sử dụng, mà tùy thuộc vào vai trò của đất đai trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội. Theo đó, địa tô tuyệt đối trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội sẽ khác nhau và thay đổi khi Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất.

Do đất đai có giới hạn về mặt diện tích bề mặt cũng như giới hạn về quỹ đất dành cho mỗi mục đích sử dụng nên địa tô tuyệt đối có tác dụng hạn chế gia tăng quy mô sử dụng đất và thuộc về người có thẩm quyết định mục đích sử dụng đất – tức là thuộc về nhà nước (Haila, 1990; Hoàng Văn Cường, 2006).

2. Anh(chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về hệ số điều chỉnh (hệ số K) trong xác định mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở nước ta hiện nay? cho ví dụ minh họa?

Hệ số điều chỉnh giá đất (K) là tỷ lệ giữa giá đất chuyển nhượng thực thế mang tính phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm xác định so với giá đất do UBND tỉnh quy định

Quan điểm để xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất (K) là nhằm điều chỉnh giá đất sao cho giá đất quy định tại bảng giá các loại đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm (đã nhân với hệ số điều chỉnh (Đ) nếu là đất ở hoặc đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp) nhân với hệ số điều chỉnh giá đất (K) chỉ bằng hoặc thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. Mục đích của áp dụng hệ số K nhằm giảm bớt sự thay đổi đột biến trong thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; Phù hợp với tình hình kinh doanh bất động sản trầm lắng kéo dài từ năm 2008 đến nay và làm cơ sở rút kinh nghiệm để xây dựng bảng giá các loại đất năm 2012.

Việc đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất (K) theo từng vị trí, tuyến đường, khu vực sẽ phù hợp với tình hình của từng huyện, thị và dễ dàng điều chỉnh nếu có sự thay đổi giá nội bộ, nhưng đòi hỏi thời gian chuẩn bị kéo dài; cần phải khảo sát kỹ và sự đóng góp ý kiến của các sở, ngành và các huyện, thị xã. Tuy nhiên, sự hạn chế về thời gian chuẩn bị, khảo sát; thời gian áp dụng ngắn (đến cuối năm 2011, cần phải xem xét điều chỉnh khi ban hành bảng giá các loại đất năm 2012). Do đó, áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất theo từng đơn vị hành chính và từng loại đất là hợp lý hơn nên mới có việc ra đời hệ số K.

Phạm vi và đối tượng áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (K) được liên ngành tài nguyên và môi trường, tài chính và thuế trình thì: xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức của hộ gia đình, cá nhân; Xác định đơn giá cho thuê đất mới của các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân có giá trị dưới 10 tỷ đồng; Xác định lại đơn giá

thuê đất của các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân khi hết thời kỳ ổn định.

Cách xác định giá các loại đất theo hệ số K

Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xác định bằng cách lấy giá đất quy định tại bảng giá các loại đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm (đã nhân với hệ số điều chỉnh (Đ) nếu là đất ở và đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp) nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất (K) được quy định như trên. Cụ thể như, đối với đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản thì: Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất = Giá đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm x hệ số điều chỉnh (K). Còn đối với đất ở và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị và tại nông thôn thì: Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất = Giá đất do UBND tỉnh quy định và công bố hàng năm x hệ số điều chỉnh các trục đường giao thông (Đ) x Hệ số điều chỉnh (K).

Áp dụng thực tế tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Hệ số điều chỉnh giá đất (K) theo dự thảo đối với TX.TDM thì cao nhất 3.00, thấp nhất 1.20 (trừ các đường tạo lực, nội bộ khu liên hợp, khu đô thị, dân cư). Đối với TX.Thuận An và TX.Dĩ An cao nhất 3.00, thấp nhất 1.30. Đối với huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát thấp nhất 1.00, cao nhất 1.30. Đối với huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo cao nhất 1.10 và thấp nhất 1.00.

3. Tại sao thuế đất nông nghiệp lại được xác định theo từng hạng đất? Anh(chị) hãy trình bày phương pháp xác định thuế sử dụng đất nông nghiệp ở VN hiện nay? cho ví dụ minh họa?

Theo nghị định chính phủ số 73-CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết về việc phân hạng tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: “Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và

điều kiện tưới tiêu”. Căn cứ tính thuế SDĐNN là : diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích. Do đó thuế đất nông nghiệp tính bằng sản lượng trên 1 đơn vị diện tích mà hạng đất đóng vai trò trong việc tạo ra sản lượng cao hay thấp.

Đối tượng chịu thuế: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất NN (hộ dùng đất). Gồm: Các hộ gia đình nông dân, tư nhân, cá nhân; Tổ chức, cá nhân sử dụng đất NN công ích của Xã; Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản

Chú ý: Số thuế sử dụg đất nông nghiệp phải nộp được xác định dựa trên những căn cứ nhất định, đó là: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế.

Các loại đất chịu thuế:

+ Đất trồng trọt hàng năm, lâu năm, đất trồng cỏ/đồng cỏ đã có chủ;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản (đã có chủ, có thể có trồng trọt song mục đích chính là đề nuôi trồng thuỷ sản);

+ Đất trống (đất đã được trồng rừng, đã giao cho tổ chức, cá nhân chăm sóc, bảo vệ, khai thác.

+ Không sử dụng đất thuộc diện các đối tượng trên, chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế sử dụng đất NN.

- Diện tích đất chịu thuế: đất thực tế sử dụng của từng thửa ruộng. Có các trường hợp: + Đất có sổ địa chính Nhà nước lập;

+ Chưa có sổ địa chính, nhưng có kết quả đo đạc và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

+ Chưa có sổ, chưa đo hoặc đo chưa chính xác: hộ tự khai diện tích;

+ Mới chỉ giao khoán đất cho các hộ (HTX, nông lâm trường): hộ tự khai có xác nhận của HTX hoặc nông lâm trường

- Định suất thuế (giá và thuế suất?) Định suất thuế xác định: + theo từng hạng đất, + tính bằng kilôgam thóc, + trên một hec ta một năm.

- Tính thuế bằng thóc, thu thuế bằng tiền, theo giá thóc tại thị trường địa phương, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc quyết định (ngoại trừ trường hợp với đất trồng cây lâu năm thu hoạch 1 lần thì thu theo sản lượng thu hoach: 4%).

- Định suất thuế đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản - Định suất thuế đất trồng cây lâu năm

2 trường hợp đặc biệt

• Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:

+ Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;

+ Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

• Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.

Ví dụ thực tế:

Ông Nguyễn Văn A có diện tích đất nông nghiệp là 3000 m2 ( trong đó diện tích đất trồng lúa là 1.500 m2 ; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 500 m2 ; đất trồng cây lâu năm là 1000 m2) ở xã A Huyện B Tỉnh D ;

- Theo bảng phân hạng đất của xã A đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ổn định thì diện tích đất trồng lúa là 1.500 m2 được xếp hạng 1; đất có mặt

nước nuôi trồng thuỷ sản là 500 m2 được xếp hạng 3 ; đất trồng cây lâu năm là 1.000 m2 được xếp hạng 1 ;

- Theo quy định về thuế SDĐNN thì mức thuế SDĐNN hạng 1 đất trồng cây hàng năm (lúa) là 550 kg thóc/10.000 m2 ; hạng 3 đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 370 kg thóc/10.000 m2 ; hạng 1 đất trồng cây lâu năm là 650 kg thóc/10.000 m2 ;

- Giá thóc thuế sử dụng đất nông nghiệp của năm 2007 do UBND Tỉnh D quyết định là 3.000 đ/kg thóc ;

- Thuế SDĐNN năm 2007 Ông A phải nộp tính thành tiền là :

((1.500 m2 x 550 kg thóc/10.000 m2) + (500 m2 x 370 kg thóc/10.000 m2) + (1.000 m2 x 650 kg thóc/10.000 m2)) x 3.000 = 498.000 đồng ;

4. Hoạt động khoáng sản là gì? hãy phân tích để làm rõ vì sao các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp thuế tài nguyên khoáng sản là tất yếu ở hầu hết các nước? liên hệ với thực tiễn VN?

Theo quy định của pháp luật về Khoáng sản (Điều 2, Luật Khoáng sản) thì hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động: Khảo sát khoáng sản; Thăm dò khoáng sản; Khai thác khoáng sản (bao gồm cả hoạt động khai thác tận thu khoáng sản); Chế biến khoáng sản.

Nguồn gốc của khoáng sản không phải do lao động tạo ra mà là do tự nhiên, có nguồn gốc lâu đời, trải qua nhiều thế hệ con người bảo vệ, gìn giữ và sử dụng. Do đó nguồn gốc của khoáng sản mang tính xã hội, mang tính cộng đồng. Tính có ích của khoáng sản quyết định giá trị sử dụng, mà giá trị sử dụng chỉ có khi tiến hành hoạt động khai thác

Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên và ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản, nhà nước đã quy định các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, trong đó có việc nộp thuế tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân

Đối tượng nộp thuế: Mọi tổ chức các nhân thuộc các thành phần kinh tế không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế TN theo quy định

Đối tượng chịu thuế: Khoáng sản kim loại: gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, ti tan…) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, đồng , chì, kẽm, nhôm…).Khoáng sản không kim loại: gồm đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho mục đích khác; cát, sỏi, than, đá quý… nước khoáng, nước nóng thiên nhiên… Dầu mỏ, khí đốt,... Nước thiên nhiên: gồm nước mặn, nước dưới lòng đất trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên.

*Cách tính thuế tài nguyên được áp dụng như sau: Số thuế TN trong kỳ nộp thuế được tính như sau:

Thuế TN phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất – Số thuế TN được miễn, giảm (nếu có)

Sản lượng tài nguyên thương phẩm là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế. Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàn tuyển, phân loại.

Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm, đối với gỗ là giá bán tại bãi 2.

Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính tài nguyên thực hiện theo Luật dầu khí. Thuế suất thuế TN thực hiện theo biểu thuế ban hành của Chính phủ.

Liên hệ thực tế Việt Nam, Điều chỉnh quy định đối với người nộp thuế là tổ chức cá nhân khai thác nhỏ lẻ: Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên cần được sửa đổi. Theo đó, bổ sung thêm cụm từ “được cấp phép khai thác” vào trước đoạn “khai thác nhỏ lẻ”. Khi đó, điểm c Khoản 2 Điều 3 sửa đổi sẽ là: “Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá

nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế”. Quy định như vậy sẽ đảm bảo không mâu thuẫn giữa Luật Thuế tài nguyên với các Luật Khoáng sản, Luật Lâm nghiệp và Luật Tài nguyên nước, tạo ra cơ chế để quản

Một phần của tài liệu Đề cương ôn Thuế và phí tài nguyên (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w