5. Kết cấu
3.1 Biện pháp trước mắt
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh, quán triệt trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế.
- Nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh trên cơ sở nguyên tắc lịch sử cụ thể. Vận dụng và phát triển tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh có nghĩa là trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng đó phù hợp, gắn bó sống động trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ngoài ra, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam có diễn biến phức tạp, xuất hiện các vấn đề, sự kiện mới mà bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chưa có. Sự trung thành với tư tưởng quản lý kinh tế Hồ Chí Minh đòi hỏi trên cơ sở đổi mới có nguyên tắc, vận dụng sáng tạo, không rập khuôn, để phát triển tư tưởng của Người cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng năng lực, ý thức trách nhiệm và phương pháp công tác cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý theo dõi điều hành công tác quản lý điều tiết kinh tế nước nhà. Cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác quản lý phải là những người có tính đảng cao, có uy tín trong tổ chức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục thành viên, cá nhân quần chúng. Vì vậy, việc bồi dưỡng tư tưởng quản lý Hồ Chí Minh về kinh tế cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh việc đào tạo ở các nhà trường trong và ngoài tổ chức, dự các lớp tập huấn do cấp trên mở, cần chú trọng công tác tự bồi dưỡng. Trong quá trình thực hiện, các cấp cần quán triệt và
23
thực hiện tốt phương châm: cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, người đi trước, có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng cho người đi sau, ít kinh nghiệm…
- Chú trọng công tác quán triệt, triển khai và thực hiện văn bản chỉ thị của đảng chính phủ về công tác kiểm sát, tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, các biện pháp thực hiện, phân công cụ thể người tiến hành và thời gian hoàn thành. Phân công người có năng lực, kinh nghiệm trong việc thực hiện tránh sai sót trong công tác thực thi hành động.
- Công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trog quá trình vận dụng tư tưởng quản lý Hồ Chí Minh về kinh tế cần thực hiện thường xuyên, đây được coi là hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua đó tập thể, cá nhân rút ra bài học kinh nghiệm sau các cuộc tự kiểm tra, phiên tòa rút kinh nghiệm.