Một số giải pháp bảo vệ nguồn nước

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐIỀU 32 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 172012QH13: BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT (Trang 30 - 35)

Một số giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường đó là: Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc, động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, nhất là đối với nguồn nước các sông liên quốc gia của Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức hệ trọng, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế từ hợp tác, thuyết phục, đấu tranh nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng công bằng, hợp lý nguồn nước các sông liên quốc gia, hạn chế các tác động, rủi do, đồng thời cũng phải có các phương án, giải pháp để chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong đó cần tập trung nghiên cứu cơ chế hợp tác hợp lý để bảo đảm việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện lớn ở các quốc gia thượng nguồn có thể điều tiết hài hòa dòng chảy cho hạ du cả trong mùa lũ và mùa cạn.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mất cân đối nguồn nước giữa các mùa, các vùng và các lưu vực sông, suy kiệt dòng chảy, khai thác quá mức. Theo đó, cần phải tập trung điều tra cơ bản, quy hoạch, thông tin, dữ liệu và dự báo, cảnh báo tài nguyên nước đồng thời với việc xây dựng các cơ chế điều tiết, điều hòa, phân bổ nguồn nước, thực hiện các biện pháp khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước, nhất là việc vận hành điều tiết của các hồ chứa nước lớn, quan trọng.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xả nước thải của các cơ sở ngay từ khâu chuẩn bị dự án, xây dựng đến giai đoạn vận hành, cần tập trung xây dựng cơ chế để giám sát chặt chẽ, liên tục chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước, nhất là các cơ sở xả nước thải với quy mô lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

Thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Cùng với việc triển khai thực hiện các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, cần sớm triển khai việc thu tiền khai thác tài nguyên nước đối với một số hoạt động khai thác, sử dụng nước có lợi thế như thủy điện, sử dụng nước phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác nước dưới đất.

Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trong khuôn khổ lưu vực sông.

Định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên nước:

Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước năm 2012 để triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã được thể chế hóa trong Luật. Trong đó tập trung xây dựng để triển khai quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thu tiền cấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước, đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quy hoạch, điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, quyền và nghĩa vụ của nước ta trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật sử dụng nguồn nướcliên quốc giacho các mục đích phi giao thông thủy.

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng,bảo vệ tài nguyên nước phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới. Trong đó cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước; cơ chế tiếp cận, định giá, hạch toán tài nguyên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề chia sẻ lợi ích, đền bù, hỗ trợ giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước nhằm hài hòa về quyền lợi, nghĩa vụ giữa hoạt động khai thác với hoạt động bảo vệ, giữa thượng lưu với hạ lưu.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách về tạo nguồn thu ngân sách, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải khắc phục, bồi thường; về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững

trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là các chính sách thuế, phí, lệ phí; về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Xây dựng, hoàn thiện và từng bước tối ưu hóa cơ chế phối hợp vận hành điều tiết nước trong cả mùa cạn, mùa lũ nhằm đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống, giảm lũ cho hạ du, cấp nước trong mùa cạn gắn với nhiệm vụ phát điện của các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông.

Xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục các hoạt động khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua việc áp dụng công nghệ tự động, trực tuyến, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục. Trước hết tập trung đối với hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, gây ô nhiễm nguồn nước và việc vận hành, điều tiết nước của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là các hồ có khả năng điều tiết dòng chảy trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng.

Thành lập các Ủy ban lưu vực sông và đưa vào hoạt động để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng, nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề về tài nguyên nước giữa các bên liên quan, giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ trong khuôn khổ toàn lưu vực sông. Đồng thời, đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; tăng cường năng lực, bao gồm cả tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, công cụ kỹ thuật, thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước từ trung ương đến các cấp ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Báo cáo Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012

Lê Quốc Tuấn, 2014. Giáo trình quản lý tài nguyên nước.

Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, Luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Nguyễn Lê Tuấn, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng nội dung quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông. Bộ tài nguyên và môi trường.

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 9/9/2016 về việc Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 1/8/2011 của Bộ tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.

Thông tư 19/2013/TT-BTNMT ban hành ngày 18/7/2013 quy định kỹ thuật quan trăc tài nguyên nước dưới đất.

Tổng cục Môi trường, 2016. Chương trình tổng thể quan trắc quốc gia đối với môi trường nước mặt, nước biển, trầm tích và thủy sinh giai đoạn 2017-2020. Trung tâm quan trắc môi trường Huế, 2014. Báo cáo Tổng quan về hoạt động quản

lý các trạm quan trắc tự động môi trường nước .

Viện quy hoạch thủy lợi, 2013. Báo cáo hiện trạng môi trường - nhu cầu nước cho môi trường và tầm quan trọng của việc duy trì dòng chảy môi trường lưu vực sông Srepok, Hà Nội.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐIỀU 32 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 172012QH13: BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w