Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học nguyễn chi phương (Trang 25 - 27)

- Về văn hóa tư tưởng:

3. Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

* Cơ sở xây dựng nhà nước ở Việt Nam

- Lý luận của chủ nghĩa Mác-lê nin về nhà nước

- Tư tưởng về dân chủ và về nhà nước pháp quyền trong lịch sử - Kế thừa các yếu tố hợp lý của Nhà nước dân chủ tư sản

* Tư tưởng về nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, tất cả mọi công dân đều được sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.

* Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

“Nhà nước có mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương”

* Những đặc điểm cơ bản

- Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật.

- Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013.

- Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển.

- Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

=> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

3. Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam Nam

- Một là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Bốn là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân

3.2.Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa -Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước. - Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

- Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

CÂU 4: CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNGLỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIÊT NAM LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIÊT NAM 1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Đặc điểm cơ cấu xã hội – giai cấp:

+ Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến: đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội– giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế.

+ Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam: Từ cơ cấu xã hội – giai cấp đơn giản sang cơ cấu xã hội – giai cấp phức tạp hơn - Cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam

+ Giai cấp công nhân + Giai cấp nông dân + Đội ngũ trí thức + Đội ngũ doanh nhân + Đội ngũ phụ nữ + Thanh niên

- Giai cấp công nhân:

+ Là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp + Biến đổi nhanh cả về số lượng, chất lượng và có sự thay đổi đa dạng về cơ cấu. + Bộ phận “công nhân tri thức” sẽ ngày càng lớn mạnh.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của công nhân ngày càng được nâng lên.

- Giai cấp nông dân

+ Có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp;

+ Có xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã hội – giai cấp.

+ Xuất hiện những chủ trang trại lớn, đồng thời Một số nông dân mất ruộng đất, đi làm thuê…

+ Sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ nông dân cũng ngày càng rõ. - Đội ngũ trí thức

Trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Đội ngũ doanh nhân

+ Xuất hiện các doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có những doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

+ Đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

- Đội ngũ phụ nữ

+ Phụ nữ là lực lượng quan trọng và đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

+ Phụ nữ thể hiện vai trò trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình - Đội ngũ thanh niên

Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học nguyễn chi phương (Trang 25 - 27)