Hiệu quả can thiệp truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở nữ công nhân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại hà nội và thành phố hồ chí minh TT (Trang 25 - 27)

thư vú ở nữ công nhân.

2.1. Hoạt động can thiệp truyền thông đã thực hiện và khả năng duy trì, mở rộng can thiệp. rộng can thiệp.

Hoạt động truyền thông phát thanh được nữ công nhân tiếp cận nhiều nhất là 97,7%; tiếp đến hoạt động phát tờ rơi là 96,7%; video hướng dẫn 5 bước TKV là 82,8%. Can thiệp truyền thông đã giúp các nữ công nhân duy trì được thói quen TKV tại nhà và chủ động đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đã xây dựng được một mạng lưới đội ngũ cộng tác viên có đủ các kỹ năng truyền thông. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã cam kết đưa thêm khám sàng lọc UTV vào gói khám sức khỏe định kỳ.

2.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở nữ công nhân vú ở nữ công nhân

Tỷ lệ kiến thức, thực hành phòng bệnh UTV đều tăng lần lượt là 45,4% và 44,9%. Tỷ lệ kiến thức các bước TKV tăng 47,4%; tỷ lệ chung kiến thức của nữ công nhân về biện pháp TKV tăng 35,5%; tỷ lệ TKV hàng tháng tăng 32,4%; tỷ lệ thực hành TKV (tự đánh giá) tăng 40,5%; tỷ lệ TKV được nhân viên y tế đánh giá đúng kỹ thuật tăng 61,6%; tỷ lệ TKV phát hiện được u cục bất thường ở vú tăng 14,7%. Tỷ lệ kiến thức, thực hành sàng lọc UTV bằng biện pháp khám vú lâm sàng tại CSYT chuyên khoa đều tăng lần lượt là 23,2% và 36,2%; tỷ lệ KVLS thường xuyên tăng 33,8%. Tỷ lệ kiến thức về lợi ích và kiến thức chung về sàng lọc UTV bằng chụp X-quang tuyến vú đều tăng lần lượt là 28,1% và 20,0%.

KHUYẾN NGHỊ

1. Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho nữ công nhân ngành dệt may, đặc biệt đối với những nữ công nhân có yếu tố nguy cơ cao về: kiến thức phòng bệnh UTV, tự khám vú tại nhà, khám vú tại cơ sở y tế, chụp X-quang vú. Hướng dẫn thực hành tự khám vú cho nữ công nhân theo 5 bước.

2. Tiếp tục duy trì định kỳ hàng tuần, hàng tháng các hoạt động can thiệp truyền thông phòng và phát sớm UTV như: lồng ghép phát video hướng dẫn TKV vào các hoạt động chung của công ty; đọc bài phát thanh qua loa tại các phân xưởng; dán poster tại nhà ăn và các phân xưởng; tăng cường hoạt động truyền thông của cộng tác viên cho nữ công nhân tại các doanh nghiệp dệt may và cần nhân rộng mô hình truyền thông này tới địa bàn doanh nghiệp khác.

3. Cần có những hướng nghiên cứu tiếp theo đánh giá theo dõi dọc các trường hợp nữ công nhân có yếu tố nguy cơ cao như có tiền sử mắc các bệnh về vú, có tiền sử gia đình mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú để phát hiện và điều trị sớm bệnh UTV.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đỗ Quang Tuyển, Trần Thị Thanh Hương, Trương Việt Dũng. Hiệu quả can thiệp truyền thông tự khám vú của nữ công nhân ở một số doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019; 12 (1&2): 179-184.

2. Do Quang Tuyen, Truong Viet Dung, Hoang Van Dong, Tran Trung Kine, Tran Thanh Huong. Breast Self-Examination: Knowledge and Practice Among Female Textile Workers in Vietnam. Cancer Control. 2019; 26: 1-7.

3. Đỗ Quang Tuyển, Trần Thị Thanh Hương, Trương Việt Dũng.

Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức sàng lọc ung thư vú bằng chụp X-quang tuyến vú của nữ công nhân ở một số doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt

Nam. 2020; 497 (Số chuyên đề ung thư): 432 – 438.

4. Đỗ Quang Tuyển, Trần Thị Thanh Hương, Trương Việt Dũng.

Một số yếu tố liên quan tới kiến thức sàng lọc ung thư vú bằng chụp X-quang tuyến vú của nữ công nhân ở một số doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020;497 (Số chuyên đề ung thư): 438 – 444.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại hà nội và thành phố hồ chí minh TT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)