Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Tìm hai từ mượn có trong đoạn văn trên?
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh “giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?
Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em
thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn
nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
Câu 2 (5,0 điểm):
Hãy tả lại một người thân mà em yêu quý nhất.
Phần I: Đọc – hiểu Câu 1
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Thánh Gióng - Thể loại của văn bản: truyền thuyết.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
Câu 3:
- Từ mượn: tráng sĩ, lẫm liệt (hoặc: trượng, oai phong)
Câu 4:
- Hình ảnh so sánh “giặc chết như rạ” có nghĩa là giặc bị chết rất nhiều; (chết la liệt; chết ngả dài như dạ)
- Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn:dũng cảm, yêu nước.
Câu 5
- Qua đó em thấy mình cần phải làm gì (học tập; lao động; rèn luyện đạo đức; ý chí; ... ) để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 Câu 1
- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
- Xác định đúng vấn đề:Nêu ý nghĩa của chi tiết: “ Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
+ Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc.
+ Đánh giặc bằng vũ khí thô sơ, bình thường nhất.
+ Thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Gióng - người anh hùng (hoặc của nhân dân ta) trong chiến đấu.
ĐỀ 24
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đọc đoạn trích:
“Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
(Ngữ văn 6 - Tập 1, trang.100, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì? Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Giải nghĩa từ “nhâng nháo”.
Câu 4. Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau: “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn
lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Nếu không chết vì
trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?