CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HÒA LƯỚI áp MÁI 100KW (Trang 27)

3.9.1 Khung đỡ pin

Căn cứ tiêu chuẩn Nhà Nước về tải trọng và tác động TCVN 2737-1995, qui phạm trang bị điện 11 TCN 19-2006 hiện hành, xác định vùng gió cho khu vực công trình thuộc cấp nào kết hợp thông số nhiệt độ trong phần báo cáo điều kiện khí tượng thuỷ văn để đưa ra các chế độ khí hậu tính toán:

STT Chế độ tính toán Nhiệt độ không khí (oC) Áp lực gió (daN/m2) 1 Nhiệt độ không khí thấp nhất 18 0 2 Tốc độ gió mạnh nhất 25 83

3 Nhiệt độ trung bình năm 25 0

4 Quá điện áp khí quyển 20 6,25

5 Nhiệt độ không khí cao nhất 40 0

3.9.2 Yêu cầu kỹ thuật

- Dàn khung đỡ pin phải chịu được sức nặng của các tấm pin lắp trên nó và tải trọng gió tác động vào hệ khung và pin;

- Phần khung giàn làm bằng thép: được mạ lạnh dày 1.2mm. Chịu được khí hậu và thời tiết nhiệt đới, khả năng chống gỉ.

- Không gây quá tải đối với hệ thống mái nhà hiện hữu…

3.9.3 Tiêu chuẩn thiết kế

- Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình TCVN 9362:2012;

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-2012; - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575:2012

- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995; - Sổ tay thiết kế nền và móng NXBKH và KT 1974.

- TCXD 229:1999: chỉ dẫn tính toán thành phần động tải trọng gió theo TCVN 2737:1995. - Bu lông đai ốc TCVN 1816-76 TCVN1915-76.

- Tiêu chuẩn mạ kẽm nhúng nóng 18TCN 04-92. Quy phạm trang bị điện phần II- Hệ thống đường dây dẫn điện 11 TCN- 19-2006.

- Quy chuẩn xây dựng Việt nam (Tập II) NXBXD 2007

3.9.4 Khung đỡ pin

- Các tấm pin được lắp trên hệ khung đỡ bằng thép tráng kẽm và lắp trên mái hiện hữu. - Khối lượng các tấm pin khoảng 24,3 ± 5% kg, do đó hệ khung đỡ pin được lắp trực tiếp

trên sàn mái hoặc mái tôn hoặc mái ngói hiện hữu hoặc dựng thêm khung giàn thép vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của mái hiện hữu.

- Khung đỡ pin bao gồm:

o Xà gồ lắp tấm pin: Thanh xà gồ thép mạ kẽm dày từ 1.2mm.

o Mái đã lợp tôn hiên hữu.

3.9.5 Vật liệu thiết kế kết cấu

- Bê tông sàn/tôn xà gồ gỗ hoặc thép/ngói xà gồ gỗ hoặc thép: (Công trình hiện hữu) - Thép kết cấu: sử dụng thép mạ kẽm (Công trình hiện hữu)

- Bu lông liên kết sử dụng cấp 4.6 theo TCVN.

- Bu lông neo sử dụng bu lông nở liên kết vào sàn công trình hiện hữu (tính toán giả định cấp 4.6 theo TCVN).

3.9.6 Liên kết hàn

Hàn điện dùng que hàn 431 hoặc loại có tính năng kỹ thuật tương đương theo tiêu chuẩn TCVN 3223:2000. Chiều cao và quy cách đường hàn thể hiện trong các bản vẽ. Các chi tiết phức tạp như bản đế được ráp tổ hợp theo dưỡng và hàn dính. Hàn dính và hàn chính thức dùng phương pháp hàn điện hồ quang có áp dụng công nghệ hàn gián đoạn để tránh biến dạng nhiệt. Hàn và kiểm tra mối hàn theo TCVN 6834 - (1-4):2001.

3.9.7 Liên kết bulông

o Bu lông phổ thông dùng cho kết cấu thép phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1916: 1995. Cấp độ bền của bulông chịu lực phải từ 4.6 trở lên. o Bulông cường độ cao phải tuân theo các quy định riêng tương ứng.

o Trị số cường độ tính toán chịu cắt và kéo của bulông theo cấp độ bền của bulông cho trong bảng sau:

Đơn vị tính: N/mm2 Trạng thái làm việc hiệu Cấp độ bền 4,6 4,8 5,6 5,8 6,6 8,8 10,9 Cắt fvb 150 160 190 200 230 320 400 Kéo ftb 170 160 210 200 250 400 500

Cường độ tính toán chịu kéo của bulông neo fba được xác định theo công thức fβα = 0,4 fub. Trị số cường độ tính toán chịu kéo của bulông neo cho trong bảng:

Đơn vị tính: N/mm2

Đường kính bu lông, mm

Làm từ thép mác

12 - 32 150 192 190

33 - 60 150 190 185

61 - 80 150 185 180

81 - 140 150 185 165

Căn cứ phụ lục tính toán kết cấu kèm tập thuyết minh cho thấy: kết cấu phần khung giàn hoàn toàn có khả năng chịu được tải trọng của hệ thống tấm pin NLMT.

3.10 CÁC THIẾT BỊ PHỤ KIỆN KHÁC: 3.10.1 Dây dẫn:

3.10.1.1 Dây dẫn DC:

Từ hệ thống pin NLMT đến bộ hòa lưới (Inverter) sử dụng dây đồng bọc CV 2x4 mm2. Dây dẫn được bảo vệ trong ống nhựa luồn dây điện tròn cứng loại thích hợp φ 25,φ 40 và máng điện bằng thép sơn tĩnh điện.

3.10.1.2 Dây dẫn AC

Từ bộ hòa lưới đến tủ điện AC và từ tủ điện AC đến MCCB, lưới điện hạ thế sử dụng dây đồng bọc 3 pha (4 dây) cỡ thích hợp.

Dây dẫn được bảo vệ trong ống gen đi dây điện có lỗ từ trần nhà đến Inverter và tủ AC.

Dây dẫn phía sau tủ AC được bảo vệ trong ống nhựa luồn dây điện tròn cứng loại thích hợp φ60 đến lưới điện hạ thế.

3.10.2Nối đất

Nối đất: vỏ thiết bị, chống sét, các cấu kiện sắt thép của khung pin được nối đất. Nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét được đấu nối vào lưới nối đất bằng dây nhánh riêng. Dây tiếp đất cho hệ thống làm việc và an toàn được nối với dây tiếp đất hiện hữu của tòa nhà.

3.10.3Tủ điện

Tủ điện AC, DC: lắp trên tường, có đáy cách mặt đất 1,2m. Tủ điện được chế tạo bằng tôn dày trên 1,2mm sơn tĩnh điện. Đáy tủ phải có lỗ được dập sẵn phù hợp với yêu cầu của cáp đi vào/ra. Các lỗ vào, ra của cáp phải được bịt kín bằng các nắp xiết cáp để đảm bảo côn trùng không xâm nhập vào tủ. Tất cả các chi tiết được gia công từ CT3 và được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn ngành.

Để đảm bảo an toàn thi công cần tuân thủ đầy đủ các qui trình qui phạm thi công cụ thể:

Máy móc thiết bị phải được kiểm tra định kỳ trước khi vận hành. Công nhân làm việc trên cao phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Trước khi làm việc trên cao cần phải kiểm tra dụng cụ lao động, dây an toàn.

Dụng cụ gọn nhẹ, dễ thao tác. Công nhân phải đội mũ an toàn và đứng xa những vị trí nguy hiểm.

Không được làm việc trên cao khi trời sắp tối, có sương mù, mưa, giông sét, hoặc gió cấp V trở lên.

Khi cẩu vật tư thiết bị phải kiểm tra dây chằng buộc, móc cáp cẩn thận. Công nhân phục vụ cẩu không được đứng dưới phạm vi hoạt động của cần cẩu.

3.12 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ3.12.1 Cơ sở tính toán: 3.12.1 Cơ sở tính toán:

Tổng mức đầu tư toàn bộ Dự án được lập trên cơ sở: - Dựa trên qui mô công suất lắp đặt.

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

- Báo giá mua sắm thiết bị của Hãng trong và ngoài nước.

- Tỷ giá đô la 1USD=23.186 đồng Việt Nam – theo Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tháng 03/2020

3.12.2 Nội dung tổng mức đầu tư

- Nội dung phương pháp tính Dự toán xây dựng công trình thực hiện cấu thành bao gồm các chi phí như sau:

 Chi phí xây dựng;  Chi phí thiết bị;  Chi phí khác;

 Thuế giá trị gia tăng (VAT)

- Nội dung chi tiết xem bảng dự toán.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ (VNĐ)

DỰ ÁN: ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 100KW

ĐVT: 1.000 đồng.

có VAT)

I Tổng mức đầu tư

1 Hệ thống Pin mặt trời 100kW Gói 1 1.485.000 1.485.000

Tổng cộng (có VAT) 1.485.000

II Nguồn vốn đầu tư

1 Vốn tự có của Công ty 742.500

2 Vốn vay Ngân hàng 742.500

Tổng cộng 1.485.000

4.1 TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG

Tùy theo khối lượng các hạng mục công việc, đặc điểm công trình. Việc tổ chức công trường phải đảm bảo tính khoa học trong thi công trên công trường. Bố trí vật liệu xây dựng phải hợp lý, đảm bảo việc thi công các hạng mục thuận lợi và dễ dàng. Ngoài ra mặt bằng công trường phải thoát nước tốt trong mùa mưa, các công trình phụ bố trí đảm bảo vệ sinh chung trên công trường, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

4.2 KHO BÃI, LÁN TRẠI

Khu vực xây dựng dự án tương đối bằng phẳng. Hiện trạng là mái tôn trống, thi công dễ dàng.

Công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn dự kiến khoảng 02 tháng. Căn cứ vào khối lượng vật tư, thiết bị sử dụng cho công trình, thời gian xây dựng, thời gian lưu kho vật liệu, diện tích kho, bãi được xây dựng như sau:

Kho chứa tấm Pin

Các tấm Pin sẽ được chuyển trực tiếp từ Container đến vị trí lắp đặt, không sử dụng kho chứa tạm.

Lán trại công nhân xây dựng

Sử dụng khu vực nhà quản lý vận hành làm nhà ở cho công nhân xây dựng trong quá trình thi công.

4.3 CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN

Vật liệu xây dựng được mua tại địa phương, tỉnh Ninh Thuận và các huyện khác trong tỉnh, vận chuyển đến chân công trình bằng xe ôtô.

Các thiết bị điện, tấm pin mặt trời được vận chuyển bằng ô tô tải về kho tại công trường.

4.4 TIẾN ĐỘ THI CÔNG Trình tự thi công Trình tự thi công

3.Xây dựng hệ thống đường thi công & vận hành,

4.Xây dựng, lắp đặt hệ thống Pin mặt trời, đường dây đấu nối, … 5.Hoàn thiện, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị

6.Nghiệm thu, vận hành.

Tiến độ thực hiện

Căn cứ vào yêu cầu cấp điện và khả năng của chủ đầu tư, dự kiến tiến độ xây dựng và thời gian đưa công trình vào vận hành như sau:

Công tác chuẩn bị: 1 tháng.

Thời gian thi công phần điện: 1 tháng

5.1 CÁC BỘ LUẬT, QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành.

- Luật Bảo vệ môi trường, ban hành ngày 29/11/2005.

5.2 TIÊU CHUẨN PHẦN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI

- IEC 60904: Thiết bị quang điện

- IEC 61683: Hệ thống quang điện – Điện lạnh – Phương pháp đo hiệu suất - IEC 61724: Hiệu năng hệ thống quang điện

- IEC 61727: Hệ thống quang điện – Đặc tính của giao điện hệ thống nối lưới - IEC 61730: Tiêu chuẩn an toàn của tấm pin quang điện

- IEC 61829: Mảng pin quang điện – Đo đặc tính dòng – áp tại công trường IEC 62093: Hệ thống phụ trợ của nhà máy điện mặt trời – Tiêu chuẩn thiết kế cho môi trương tự nhiên

- IEC 62109: An toàn của các thiết bị chuyển đổi công suất trong nhà máy điện mặt trời

- IEC 62116: Inverter quang điện nối lưới điện – Trình tự kiểm tra chức năng phòng tránh cô lập (Islanding).

- IEC 62446-1: Hệ thống quang điện – Yêu cầu cho thí nghiệm, tài liệu tham khảo và bảo dưỡng – Phần 1: Hệ thống nối lưới trực tiếp

- IEC 62548: Mảng pin quang điện – Yêu cầu thiết kế

- IEC 62852: Đấu nối các thành phần DC trong hệ thống quang điện – Yêu cầu an toàn và thí nghiệm

- IEC 61557-1: An toàn điện trong hệ thống điện phân phối hạ áp đến 1000VAC và 1500VDC.

5.3 TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ TIÊUCHUẨN ÁP DỤNG THIẾT KẾ ĐIỆN NHẤT THỨ CHUẨN ÁP DỤNG THIẾT KẾ ĐIỆN NHẤT THỨ

- TCVN 9385-2012. Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

- Hệ thống nối đất, chống sét cho trạm biến áp dùng tiêu chuẩn IEEE-Std 80-2000: "Guide for safety in AC Grounding System".

- QCVN QTĐ-7: 2009/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. Tập7: Thi công các công trình điện.

Tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị nhất thứ

Lựa chọn thiết bị, vật liệu nhất thứ được áp dụng theo tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn máy biến áp : IEC 60076

- Tiêu chuẩn thiết bị đóng cắt trọn bộ điện áp trên 1kV đến 52kV: IEC 62271- 2000

- Tiêu chuẩn cách điện : IEC 60273, 60383, 60305. - Tiêu chuẩn dây dẫn : IEC 60189

- Tiêu chuẩn cáp lực : IEC 60502, IEC 60228 - Dây trần dùng cho đường dây tải điện : TCVN 5064-1994

5.4 TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊThử nghiệm khả năng chịu tác động của điện từ trường Thử nghiệm khả năng chịu tác động của điện từ trường

- Thử nghiệm phóng điện tĩnh : IEC 60255-22-2, IEC 61000-4-2 - Nhiễu loạn quá độ : IEC 61000-4-4, IEC 60255-22-4. - Ảnh hưởng điện từ trường : IEC 61000-4-8(9), IEC 60255-25. - Ảnh hưởng nguồn cung cấp : IEC 61000-4-11, IEC 60255-11. - Thử nghiệm sự phân bố tần số

cao

: IEC 60255-22-3, IEC 61000-4-3 - Thử nghiệm xung điện áp : IEC 60255-22-1

Thử nghiệm khả năng chịu đựng điều kiện môi trường

- Môi trường nóng, lạnh : IEC 60068-2. - Sự xâm nhập của các vật thể : IEC 60529. - Thử nghiệm sự phân bố tần số cao : IEC 60255-22-3

- Rung động : IEC 60255-21

Thử nghiệm an toàn

- Mức chịu đựng của điện môi : IEC 60255-5

- Xung điện : IEC 60255-5

- Điện trở cách điện : IEC 60255-5 - Mức an toàn với tia laser : IEC 60825-1 - Mức an toàn của sản phẩm : IEC 60225-6

Cáp hạ áp

- Cấu trúc cáp - : IEC 60502 - Chống bén lửa - : IEC 60332

1

6.1 XÁC ĐỊNH CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1.

6.1.1 Khí thải – Bụi

Trong quá trình thi công, lắp đặt công trình, khí thải có thể phát sinh từ các nguồn:

 Bụi, đất, cát phát tán trong quá trình thi công, cải tạo mặt bằng mái để lắp dàn khung pin, cưa cắt vật liệu.

 Khí thải phát sinh từ ra do hoạt động của các phương tiện vận tải thiết bị, vật liệu…  Ngoài ra, khí thải còn phát sinh ở những thùng chứa rác, nơi bỏ rác thải sinh hoạt của

công nhân thi công xây dựng. Vào mùa nóng những thùng này có khả năng phát sinh mùi làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người lao động.

 Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, công trình không tạo ra khí thải, cũng không cần bổ sung thêm công nhân vận hành

 Tác động của các loại khí thải, bụi:

 Các loại chất hữu cơ bay hơi thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà gây ra các nhiễm độc cấp tính như: chóng mặt, say ngạt, co giật… Khi hít thở các chất hữu cơ bay hơi với nồng độ 60.000mg/m3 sẽ xuất hiện cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí có thể tử vong.

 Bụi vào phổi sẽ gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng gây nên những bệnh hô hấp. Bụi mịn sẽ gây tổn thương mắt và mũi khi tiếp xúc liên tục, khích thích viên nhiễm niêm mạc mũi, họng… ngoài ra còn gây kích thích hóa học và sinh học như: dị ứng,

Một phần của tài liệu CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI HÒA LƯỚI áp MÁI 100KW (Trang 27)