Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên môđun 4 (Trang 28 - 31)

- Chi bộ Đảng: 12 đảng viên, 100% đảng viên đủ tư cách hoàn

c. Nguyên nhân của những tồn tại trên

Môi trường học tập, làm việc còn hạn hẹp. Học sinh ít được sự quan tâm của phụ huynh. Số lớp học và giáo viên không nhiều nên việc học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế. Điều kiện vất chất còn khó khăn như máy chiếu, mạng wifi không đủ...

Hiện nay chương trình vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với thời lượng từ 45 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khó tiếp thu kiến thức. Chính điều này mà học sinh bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn.

3.3. Những việc (biện pháp) sẽ làm nhằm nâng caochất lượng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục chất lượng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 3.3.1. Biện pháp 1:

- Tên biện pháp: Tạo hứng thú trong giờ học môn

ngữ văn bằng cách thảo luận nhóm.

- Cách thực hiện: Hình thức hoạt động nhóm không phải là không phong phú. Song vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và đạt hiệu quả.

Một số hình thức hoạt động phổ biến thường dùng.

- Hình thức 1: Giáo viên phát phiếu học tập có ghi câu hỏi tới từng nhóm; các thành viên trong nhóm cùng thảo luận đưa ra ý kiến, nhóm trưởng ghi vào phiếu. Sau đó giáo viên gọi đại diện của hai nhóm trình bày kết quả (hoặc giáo viên thu phiếu của hai nhóm đọc kết quả) các nhóm còn lại bổ sung ý kiến, giáo viên thống nhất.

- Hình thức 2: Giáo viên ghi câu hỏi thảo luận ra bảng phụ (hoặc máy chiếu), học sinh đọc câu hỏi, sau đó thảo luận nhóm, ghi lại kết quả ra bảng nhóm, hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm lên treo bảng. Các nhóm nhận xét kết quả cho nhau, giáo viên đi đến thống nhất.

- Hình thức 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các thành viên trong nhóm hoạt động độc lập, ghi ý kiến ra phiếu học tập cá nhân. Sau đó nhóm trưởng thu phiếu của các bạn, trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét và đi đến thống nhất (chọn hai nhóm trưởng trình bày), các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Ba hình thức này được áp dụng trong trường hợp tất cả các nhóm cùng giải quyết một câu hỏi.

- Hình thức 4: Giáo viên phân ra hai nhóm sẽ giải quyết một câu hỏi. Các nhóm thảo luận, Giáo viên gọi bất cứ một học sinh nào trong nhóm (không chỉ là nhóm trưởng) đứng dậy trả lời (giáo viên có thể gọi mỗi nhóm một học sinh với đầy đủ các đối tượng) sau đó đi đến thống nhất cho mỗi câu hỏi.

Giáo viên thực hiện linh hoạt trong các giờ học văn bằng hình thức thảo luận nhóm.

- Kết quả đạt được:Qua tiết dạy có vận dụng hình thức thảo luận nhóm trong môn Ngữ văn lớp 6 ở trường THCS Lý Tự Trọng, tôi đã thu được một số kết quả sau:

- Tiết học ngữ văn trước đây trầm lắng, tẻ nhạt, chỉ có cô hỏi- trò trả lời thì bây giờ các em cảm thấy thoải mái hơn, sôi nổi thảo luận với nhau và đưa ra các ý kiến của bản thân.

- Giờ học không còn là cô hỏi rồi tự trả lời mà đã có học trò tham gia đàm thoại, tranh luận.

- Các em cảm thấy hứng thú hơn, không uể oải trong giờ học.

- Các em rất thích thú với việc tổ chức thảo luận nhóm, hầu như tất cả học sinh đều muốn tham gia.

- Và đặc biệt, có những em học yếu cũng tích cực tham gia thảo luận. Khi học sinh đã tích cực tham gia sôi nổi thì sẽ tránh được hiện tượng không chú ý khi thầy cô giảng bài.

- Tỉ lệ HS tích cực, hứng thú trong học văn so với điều tra, theo dõi ban đầu là vượt trên 600/0.

- Tỉ lệ HS khá, giỏi về bộ môn tăng lên đáng kể.

3.3.2. Biện pháp 2:

- Tên biện pháp: Một số biện pháp giảng dạy thơ trữ

tình hiện đại lớp 9.

- Cách thực hiện

Nghiên cứu tài liệu, chương trình rà soát, sắp xếp nội dung chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Nghiên cứu nắm bắt phương pháp, kỹ thuật dạy học. - Kết quả đạt được

Giáo viên nắm rõ nội dung trương trình giáo dục hiện hành, đặc trưng môn học, có phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp đối với từng đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên môđun 4 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w