Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Máy điện 2 (Nghề Điện công nghiệp Trình độ cao đẳng nghề) (Trang 38 - 47)

Lót cách điện rãnh stator, rotor: Tương tự như lót rãnh ĐC 3 pha, 1 pha. Các bước tiến hành quấn dây máy xay sinh tố:

* Quấn cuộn dây Stator: Gồm có 2 bối dây.

- Quấn các bối dây stator - Lồng dây vào rãnh Stator hoặc quấn tay.

- Đảm bảo yêu cầu cuộn dây vừa, không dài quá, không ngắn quá. Các vòng

1 5; G 1; 2 4

YYYY

1 5; G 1; 2 4

* Phương pháp quấn cuộn dây Rotor: (Quấn dây theo sơ đồ)

- Quấn cuộn dây rotor: Trước khi quấn dây phải kiểm tra các lam của cổ góp phải cách điện với nhau, độ bền chắc của các lam đồng với phíp cổ góp.

- Dây điện từ dùng để quấn phải có từ 2 lớp men cách điện trở lên.

- Lót cách điện rãnh đúng yêu cầu kỹ thuật: Không ngắn quá, dài quá, cách điện tốt.

- Kiểu quấn rotor: Quấn xếp (quấn đan rế). Quấn bối dây theo hình chữ V. Quấn từng cặp bối song song.

- Đầu dây cuối cùng được xoắn nối với đầu dây quấn đầu tiên.

- Quấn xong, nêm chèn rãnh, nối dây, hàn dây ra các lá góp theo sơ đồ dây quấn, từ phiến góp số 1 đến phiến góp cuối cùng.

* Yêu cầu: Nối dây, hàn dây phải đúng sơ đồ, nếu sai hoặc mối hàn chưa ngấu máy chạy sẽ yếu hẳn đi, hoặc tia lửa phát ra ở cổ góp rất mạnh, máy nóng nhanh và dễ cháy.

- Tạo hình bối dây phù hợp, đẹp.

- Kiểm tra từng bối thông mạch tốt, không chập vòng, chạm vỏ. - Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối.

5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử:

- Kiểm tra thông mạch, chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, trước và sau khi đấu, nối, hàn dây giữa các nhóm để tạo thành cuộn dây phải đảm bảo các yêu cầu:

Không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, bố trí mối hàn phù hợp, Mối hàn phải chín, ngấm, láng. Dẫn điện tốt, gọn đẹp.

- Đai cột các đầu dây ra chắc chắn, đều, hình dạng bộ dây đẹp.

- Lắp máy. Kiểm tra bộ dây, phần cơ. Thử động cơ không tải, có tải cho từng cấp tốc độ. Kiểm tra tốc độ, tia lửa tại 2 chổi than. Đo điện áp cảm ứng vỏ máy và đất < 36v. Đảm bảo khả năng làm việc tốt và lâu dài.

Câu hỏi ôn tập bài 2

1/Phương pháp tháo lắp máy xay sinh tố?

BÀI 3

SỬA CHỮA MÁY KHOAN CẦM TAY

Giới thiệu

Tương tự như máy xay sinh tố, Máy khoan cầm tay được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp... Chúng có cấu tạo tương đối phức tạp, do vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những hư hỏng xẩy ra. Để nâng cao tuổi thọ của khoan cầm tay và khắc phục một số hư hỏng, bài học này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu.

Mục tiêu:

- Bảo trì, sửa chữa, vận hành được máy khoan cầm tay đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

- Quấn lại được bộ dây stato, rô to động cơ máy khoan cầm tay thông dụng. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.

Nội dung chính

1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy khoan cầm tay. 1.1.Tháo máy:

1.1.1.Tháo công tắc:

Bước1: Thử điện xem máy có còn hoạt động bình thường hay không. Bước 2:Tháo vỏ máy bằng cách dùng vít bake tháo 7 vít.

Bước 3: Tháo sợi dây Stator đưa vào công tắc và tháo được công tắc ra. 1.1.2.Tháo rô to, stato, chổi than:

Bước 1: Lấy nguyên hệ thống cả rô to và stato ra. Bước 2: Tháo giá đỡ bạc đạn.

Bước 6: Tháo rô to.

Bước 7: Đo R stator, rô to.

1.2. Ráp máy:

Bước1: Ráp bệ than vào stato bằng cách dùng tay ép thật mạnh vào cho thật đều. Bước 2: Đưa rô to vào stato.

Bước 3: Đưa nguyên trục của đầu khoan kể cả bánh răng đưa vào giá đỡ bạc đạn.

-Ráp cần chuyển đổi chiều quay vào ngay bệ than để kiểm tra sự di chuyển của chổi than..

-Đưa nguyên hệ thống phần cơ vào cuộn dây stato.

-Đưa nguyên hệ thống vào võ máy (lưu ý nếu lắp không chính xác d6an34 đến bị kẹt chổi than). Sau đó dùng búa nhựa để vỗ vào cuộn dây stato nhằm ém cuộn dây vào thật sát vào vỏ.

-Kiểm tra coi cuộn dây rô to quay có trở ngại gì hay không, bằng cách quay cánh quạt của rô to, nếu nhẹ nhàng có nghĩa hệ thống đã lắp đúng rãnh của vỏ máy rồi.

Bước 4: Gắn cần chuyển đổi chức năng vào hộp của vỏ máy.

-Cuối cùng trước khi gắn công tắc vào cần lưu ý phải đưa các đường dây điện vào các rãnh của nó để trong quá trình hoạt động không bị cấn sau đó đưa công tắc vào lưu ý đấu dây đúng vị trí màu dây.

Bước 5: Lắp phần nắp lại, vặn 7 ốc lại lưu ý vặn ngược chiều kim đồng hồ để lấy răng chính xác sau đó xiết vào và xiết theo dạng xen kẽ.

Kiểm tra lại lần cuối cho các ốc thật chặt, nếu xiết đúng vị thế thì lúc đó vỏ máy ôm liền không có bị kẻ hở.

2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn.

Căn cứ vào kiểu quấn thực tế của rô to để khảo sát và xác định kiểu dây quấn của rô to sóng hay xếp, tiến hay lùi, bước dây quấn… để vẽ lại sơ đồ trải.

Sau đây sẽ giới thiệu một dạng sơ đồ trải thực tế của máy khoan thông dụng:

có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, , đầu dây đấu lệch sang trái 1 phiến góp.

Sơ đồ trải:

Hình 3.1. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu lệch sang

trái 1 phiến góp.

3. Thu thập các số liệu cần thiết:

-Số vòng dây/ bối dây stato. -Số vòng dây/ bối dây rôto. -Đường kính dây sato, rô to.

4. Thi công quấn dây & hoàn thiện bộ dây:

1 5; G 1; 2 4

YYYY

1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 12

- Quấn các bối dây stator - Lồng dây vào rãnh Stator hoặc quấn tay.

- Đảm bảo yêu cầu cuộn dây vừa, không dài quá, không ngắn quá. Các vòng dây trong bối phải // với nhau, không trầy xước cách điện, không xoắn kiến, cong dây, gấp khúc.

* Phương pháp quấn cuộn dây Rotor: (Quấn dây theo sơ đồ hình 3.1)

- Quấn cuộn dây rotor: Trước khi quấn dây phải kiểm tra các lam của cổ góp phải cách điện với nhau, độ bền chắc của các lam đồng với phíp cổ góp.

- Dây điện từ dùng để quấn phải có từ 2 lớp men cách điện trở lên.

- Lót cách điện rãnh đúng yêu cầu kỹ thuật: Không ngắn quá, dài quá, cách điện tốt.

- Kiểu quấn rotor: Quấn xếp (quấn đan rế). Quấn bối dây theo hình chữ V. Quấn từng cặp bối song song.

- Đầu dây cuối cùng được xoắn nối với đầu dây quấn đầu tiên.

- Quấn xong, nêm chèn rãnh, nối dây, hàn dây ra các lá góp theo sơ đồ dây quấn, từ phiến góp số 1 đến phiến góp cuối cùng.

* Yêu cầu: Nối dây, hàn dây phải đúng sơ đồ, nếu sai hoặc mối hàn chưa ngấu máy chạy sẽ yếu hẳn đi, hoặc tia lửa phát ra ở cổ góp rất mạnh, máy nóng nhanh và dễ cháy.

- Tạo hình bối dây phù hợp, đẹp.

- Kiểm tra từng bối thông mạch tốt, không chập vòng, chạm vỏ. - Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra & đai giữ đầu nối.

5. Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử:

- Kiểm tra thông mạch, chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, trước và sau khi đấu, nối, hàn dây giữa các nhóm để tạo thành cuộn dây phải đảm bảo các yêu cầu: Không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, bố trí mối hàn phù hợp, Mối hàn phải chín, ngấm, láng. Dẫn điện tốt, gọn đẹp.

- Đai cột các đầu dây ra chắc chắn, đều, hình dạng bộ dây đẹp.

- Lắp máy. Kiểm tra bộ dây, phần cơ. Thử động cơ không tải, có tải cho từng cấp tốc độ. Kiểm tra tốc độ, tia lửa tại 2 chổi than.

Đo điện áp cảm ứng vỏ máy và đất < 36v. Đảm bảo khả năng làm việc tốt và lâu dài.

Câu hỏi ôn tập bài 3

1/Phương pháp tháo lắp máy khoan cầm tay?

2/Quy trình quấn lại bộ dây rô to máy khoan cầm tay?

BÀI 4

SỬA CHỮA MÁY MÀI CẦM TAY

Giới thiệu

Tương tự như máy xay sinh tố và máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp... Chúng có cấu tạo tương đối phức tạp, do vậy trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những hư hỏng xẩy ra. Để nâng cao tuổi thọ của mài cầm tay và khắc phục một số hư hỏng, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về nó .

Mục tiêu:

- Bảo trì, sửa chữa, vận hànhđược máy mài cầm tay đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

- Quấn lại được bộ dây stato, rô to động cơ máy mài cầm tay thông dụng. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.

Nội dung chính

1.Tháo vệ sinh máy & khảo sát máy mài cầm tay.

1.1.Tháo máy: Bước 1.Thử máy.

-Tháo vòng chắn bảo vệ.

-Tháo nắp bảo vệ chổi than.(tháo nắp đuôi máy)

-Gạt lò xo sang 1 bên, dùng kìm mỏ nhọn để lấy chổi than ra.

Lưu ý mạch ổn tốc không thể sử dụng VOM để kiểm tra được. kiểm tra mạch ổn tốc bằng cách tháo mạch ổn tốc ra và đấu cho máy chạy ở trạng thái nguyên thuỷ của nó (không qua mạch ổn tốc).

Bước 3: Tháo mặt bích (bánh răng lớn). Lưu ý có vòng roăng đệm bằng thép dùng để xác định độ khít của bánh răng lớn và bánh răng nhỏ bên trong, 2 bánh răng phải ôm rát vào nhau nhưng không quá chặt.

Vậy trong quá trình sửa chữa nếu bánh răng bị mòn (độ cao ) của bánh răng hơi thấp như vậy bánh răng lớn và nhỏ không ôm sát vào nhau khi đó ta sẽ bỏ đi vòng đệm này.

Bước 4: Tháo rô to bằng cách tháo hộp nhôm đầu máy để lấy rô to ra. Lưu ý:

-Vòng chắn gió đưa hướng gió vào giải nhiệt cho máy nên trong quá trình sửa chữa không được bỏ rơi vòng này..

-Một số máy (như máy GWS 15-125CI) có vòng đen nhỏ ở đuôi bạc đạn trước cổ góp đó chính là vòng nam châm, có nhiệm vụ là khi rô to quay nó tạo ra từ trường, từ trường này cảm ứng qua mạch ổn tốc, mạch ổn tốc tiếp nhận từ trường đó (nhờ con cảm biến) và từ trường đó sẽ điều khiển cho máy hoạt động.

Trong quá trình sửa chữa vì lý do nào đó mà vòng nam châm bị vỡ khi đó ta phải bỏ mạch ổn tốc và đấu hệ thống điện về trạng thái cơ bản của nó.Tuy nhiên nó vẫn hoạt động được nhưng độ bền và khi quá tải thì không bảo vệ được rô to. Do đó nên mua và thay vòng nam châm để sử dụng vơí bộ ổn tốc.

-Khiểm tra stato bằng cách dùng tay kiểm tra xem có ôm chặt vỏ máy hay không. Nếu ôm chặt thì cuộn dây còn tốt, nếu di chuyển được cuộn dây stato tức là các gờ bằng nhựa bị xẹp lại lý do trong quá trình sử dụng máy nóng nên gờ nhựa bị chảy đi nên cuộn stato không giữ chặt được nữa, do đó ta sẽ tháo cuộn stato ra dùng keo, giấy dán ở 4 cạnh để cho stato và vỏ máy ôm chặt nhau, nếu

được thì sự hoạt động của rô to và stato không ma sát với nhau vì khe hở giữa rôto và stato chỉ 1mm.

Bước 5.Kiểm tra công tắc:

Bước 6: Tháo hộp giữ chổi than và kiểm tra lò xo ép than (nhìn vào màu sắc nếu nóng quá màu lò xo có màu vàng).

Bước 7: Kiểm tra độ rơ khớp nối của giá chổi than.

1.2.Ráp máy:

Trình tự ngược lại khi tháo máy.

Bước 1: Gắn lò xo vào, để đúng vị trí và quay lò xo 180 độ rồi gác lên.

Lưu ý: để đảm bào an toàn phải dùng tay giữ chặt lò xo để không bật làm văng vào mắt.

Bước 2: Ráp rô to vào vỏ máy, lưu ý phải ráp vòng chắn gió trước sau đó đưa rô to vào. Dùng tuốc vít nhỏ quay thử đầu bánh răng nhỏ sao cho quay được dễ dàng, sau đó dùng 4 ốc xiết chặt hộp bánh răng đảm bảo sự ăn khớp của các vị trí.

Bước 3: Ráp hộp giữ than vào máy ngay cổ góp rô to và xiết ốc nếu có.

Bước 4: Đưa chổi than vào bằng cách dỡ lò xo và đưa chổi than vào sau đó ghim đầu dây chổi than vào ngay vị trí của hộp chổi than rồi đậy nắp phía sau lại.

Cuối cùng kiểm tra lại sự vận chuyển của rô to phải dễ dàng.

Bước 5: Ráp bánh răng lớn vào hộp bánh răng nhớ ráp vòng đệm, dùng bùa gõ nhẹ, dùng tay xoay thử cốt mài đảm bảo nhẹ nhàng sau đó gắn 4 ốc vào.

Quay lại cốt phải di chuyển được nhẹ nhàng. Bước 6: Lắp vòng chắn bảo vệ.

Bước 7: Lắp tay cầm chống rung.

2. Khảo sát & vẽ lại sơ đồ dây quấn.

Sau đây sẽ giới thiệu một dạng sơ đồ trải thực tế của máy mài góc thông dụng có số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, , đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.

Sơ đồ trải:

Hình 4.1. Sơ đồ trải dây quấn động cơ vạn năng có

số rãnh rotor là Z = 12, số phiến góp G = 24, số cực từ 2P = 2. Dây quấn xếp lùi, đầu dây đấu thẳng lên phiến góp.

3. Thu thập các số liệu cần thiết:

-Số vòng dây/ bối dây stato. -Số vòng dây/ bối dây rôto. -Đường kính dây sato, rô to.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Máy điện 2 (Nghề Điện công nghiệp Trình độ cao đẳng nghề) (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)