Tình hình tiêu thụ rau.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã hương chữ-huyện hương trà (Trang 41 - 42)

Thị trường (cả đầu vào, đầu ra) là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như quy mô sản xuất của người dân. Do vậy, để biết được tình hình tiêu thụ rau của các nhóm hộ ta cùng theo dõi bảng sau:

Bảng 19: Hình thức bán và giá bán các loại rau của nông hộ Nhóm hộ khá Nhóm hộ Trung bình Nhóm hộ Nghèo Cải Ngò lách Cải Ngò lách Cải Ngò lách Giá bán tại chợ 5,8 7,8 4,0 4,5 7,3 3,8 3,5 5,6 3,2 % bán tại chợ 52 52 52 40 35 40 100 100 100 Giá bán tại nhà 4,6 7.4 4,1 4,2 6,5 3,2 - - - % bán tại nhà 48 48 48 60 55 60 - - -

Trung bình giá bán 5,2 7,6 4,1 4,4 6,9 3,5 3,5 5,6 3,2

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2008)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhóm hộ nghèo chủ yếu là bán rau tại vườn. Với giá bán rau là thấp hơn nhiều so với nhóm hộ khá và trung bình; có giá bán cụ thể như: Rau Cải giá bán 3,5 nghìn đồng/kg, Xà lách là 3,2 nghìn đồng/kg, Ngò lá 5,6 nghìn đồng/kg. Trong khi đó nhóm hộ trung bình tỷ lệ bán rau cải tại chợ là 40,0 % , rau Xà lách là 40,0 %, rau Ngò tỷ lệ bán tại chợ 35 % vời giá 7,3 nghìn đồng. Còn đối với nhóm hộ khá tỷ lệ bán rau tại chợ với giá bán từng loại rau là cao nhất.

Điều này cho ta thấy, việc đem rau ra chợ bán đồng nghĩa với việc tăng thu nhập. Giá bán rau ở chợ cao hơn giá bán rau tại vườn. Qua các nhóm hộ trên, nhóm hộ nghèo là nhóm hộ chủ yếu tiêu thụ rau tại vườn vì thiếu phương tiện vận chuyển để đem rau ra chợ tiêu thụ. Do vậy, nhóm hộ nghèo có giá bán thấp hơn hai nhóm hộ còn lại.

Đối tượng tiêu thụ rau của các nhóm hộ chủ yếu tư thương, họ cho rằng không có thời gian và lao động trực tiếp bán cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã hương chữ-huyện hương trà (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w