Sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy biến áp một pha công suất nhỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 29 - 31)

1.1 Nội dung bảo dưỡng

–Việc sửa chữa bảo dưỡng MBA thực hiện kết hợp với quá trình vận hành máy. Các

hư hỏng đột xuất cần được sửa chữa, khắc phục không để kéo dài.

– Việc bảo dưỡng định kỳ tùy theo tính chất quan trọng của hộ sử dụng điện mà có thể điều chỉnh cho phù hợp.

–Việc bảo dưỡngMBA chỉ thực hiện khi đã tách máy biến áp ra khỏi nguồn điện theo

quy trình vận hành. Nội dung công việc:

Vệ sinh sạch bên ngoài máy, lau chùi, bảo dưỡng các bộ cánh tản nhiệt. Kiểm tra xiết chặt các bu lông đai ốc, các bộ phận nếu bị nới lỏng.

Kiểm tra xem xét toàn bộ phần ruột máy: kiểm tra bắt xiết các bulông đai ốc định vị kẹp chặt, kiểm tra xem xét tình trạng các bối dây, các đầu dây xem có bị xê dịch, màu sắc các vật liệu cách điện…

Khắc phục các khiếm khuyết nếu có.

Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ diều chỉnh điện áp không tải nếu có hư hỏng phải được sửa chữa.

Dùng dầu cách điện sạch vệ sinh các vị trí đọng bẩn.

Vệ sinh sạch sẽ và kiểm sửa chữa các hư hỏng của tất cả các phụ kiện nếu có.

Kiểm tra, sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ (lưu ý các thiết bị đo lường, bảo vệ liên quan đế máy như máy ngắt, dao cách ly, cáp đấu nối,… cũng phải được kiểm tra bảo dưỡng đồng bộ).

Kiểm tra thử nghiệm theo theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với các MBA sau sửa

chữa, bảo dưỡng.

1.2 Thực hành bảo dưỡng

- Vệ sinh máy, siết lại các bu lông - Kiểm tra các thông số đầu vào, đầu ra

- Kiểm tra cách điện, dây nối, vị trí có điểm nối. - Kiểm tra nhiệt độ của máy

- Kiểm tra tiếng kêu bất thường

2. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy biến áp một pha công suất nhỏ nhỏ

2.1. Sửa chữa dây quấn sơ cấp máy biến áp

- Đo đường kính dây của cuộn sơ cấp đã bị hỏng lấy kích thước. - Đếm số vòng dây cuộn sơ cấp

- Khôi phục lại cuộn sơ cấp - Quấn trả lại cuộn thứ cấp

30 - Kiểm tra, cấp nguồn, vận hành thử

2.2. Sửa chữa dây quấn thứcấp máy biến áp

- Đo đường kính dây của cuộn thứ cấp đã bị hỏng lấy kích thước. - Đếm số vòng dây cuộn thứ cấp

- Khôi phục lại cuộn thứ cấp

- Kiểm tra, cấp nguồn, vận hành thử

2.3 Sửa chữa siết lại gông từ

- Tại các vị trí lắp bu lông để cố định và siết chặt gông từ. Nếu bu lông hoặc ốc vít gỉ, hỏng, cong vênh tiến hành thay thế mới.

- Hoặc nếu lỏng siết lại gông từ, đảm bảo vận hành của máy. Không nên siết quá chặt (cháy ren).

31

TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO

[1]- Nguyễn Đức Sĩ, Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp, NXB Giáo dục 1995.

[2]- Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện 1,

NXB Khoa học và Kỹ thuật 2001.

[3]- Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2001.

[4]- Châu Ngọc Thạch, Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa Máy biến áp, Động cơ điện, Máy phát điện công suất nhỏ, NXB Giáo dục 1994.

[5]- Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Tính toán cung cấp và lựa chọn thiết

bị, khí cụ điện, NXB Giáo dục 1998.

[6]- Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ thuật điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật

1999.

[7]- Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt, Tính toán sửa chữa các loại Máy điện quay và Máy biến áp - tập 1, 2, NXB Giáo dục 1993.

[8]- Nguyễn Trọng Thắng, Nguyễn Thế Kiệt Công nghệ chế tạo và tính toán sửa

chữa Máy điện - tập 3, , NXB Giáo dục 1993.

[9]- Minh Trí, Kỹ thuật quấn dây, NXB Đà Nẵng 2000.

[10]- Nguyễn Xuân Phú, Tô Đằng, Quấn dây sử dụng và Sửa chữa Động cơ điện xoay

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ (Nghề Cơ điện nông thôn) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)