Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả

Một phần của tài liệu ĐIỀU 28 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC: QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 41 - 45)

nguồn nước có trách nhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải của mình theo quy định.

Theo Nguyễn Huy Anh (2012), nghiên cứu xây dựng mạng lưới QTMT ở đàm phá Tam Giang – Cầu Hai, kết quả nghiên cứu cho thấy một số chỉ tiêu như COD, Fe, Coliform trong đầm phá đều vượt giới hạn cho phép trong QCVN 10:2008/BTNMT cho nước biển ven bờ, chứng tỏ nước ở đầm phá TG-CH đã có dấu hiệu ô nhiễm. Việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước hệ thống đầm phá Tam Giang Cầu Hai và các công cụ mở rộng nhằm giúp cho mạng lưới quan trắc được triển khai một cách hiệu quả, cảnh báo kịp thời chất lượng môi trường nước đầm phá TG-CH góp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển KT-XH khu vực đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo điều 9 của Nghị định số 101/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân thu thập dữ liệu biển, có trách nhiệm sau:

1. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong việc thu thập, lưu trữ và cung cấp dữ liệu biển.

2. Cung cấp dữ liệu thu thập được cho cơ quan quản lý dữ liệu biển đối với trường hợp thu thập dữ liệu biển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi cung cấp dữ liệu biển không chính xác, gây thiệt hại cho người khai thác dữ liệu.

4. Không được lợi dụng việc cung cấp dữ liệu biển để sách nhiễu, trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với các quy định của pháp luật.

5. Được quyền từ chối yêu cầu trái pháp luật về cung cấp dữ liệu biển đã thu thập. Những kết quả đạt được trong Dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (Theo Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, 2014)

Bảng 2.2 Thông số quan trắc môi trường nuôi tôm Hùm

Quan trắc môi trường nuôi tôm hùm để đánh giá được chất lượng môi trường nước đảm bảo nuôi tôm hùm bền vững và phòng chống dịch bệnh. Quan trắc môi trường ở vùng nuôi tôm hùm tập trung.

Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi cá rô phi tập trung (ao và lồng bè) để đánh giá chất lượng nước, cung cấp diễn biến môi trường cho các cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất, đảm bảo nuôi cá bền vững. Đồng thời kết quả quan trắc môi trường giúp người nuôi có kế hoạch quản lý chất lượng nước hiệu quả.

Bảng 2.4 Thông số quan trắc môi trường nuôi Nghêu

2.2.2 Bộ TN&MT quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước.

Theo điểm 1 khoản VI điều 1 của Quyết định số 16/2007/QĐ - TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và chi tiết hàng năm để triển khai, thực hiện các nội dung của Quy hoạch; tổ chức thực hiện việc xây dựng và vận hành các trạm, điểm quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc sự quản lý của Bộ;

b) Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn - nghiệp vụ về quan trắc, thu thập, xử lý, tích hợp, quản lý, truyền và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường để áp dụng thống nhất trong cả nước;

c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cho các đơn vị làm công tác quan trắc, điều tra cơ bản, quản lý thông tin, số liệu tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Cung cấp thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu, đồng thời công khai hoá các thông tin, số liệu phục vụ nâng cao dân trí, giáo dục, truyền thông, trừ các thông tin, số liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để thanh tra, kiểm tra và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện các nội dung của Quy hoạch này;

e) Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền.

Theo khoản 1 điều 2 của Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 quy định Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; định kì mỗi năm một lần tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của ngành và địa phương.

Một phần của tài liệu ĐIỀU 28 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC: QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w